Xông lá trị cảm là bài thuốc nam được lưu truyền lâu đời và có công dụng hữu hiệu. Đôi khi không nhất thiết bị cảm cúm mới có thể xông lá trị cảm mà chỉ cần cảm thấy cơ thể căng thẳng, mệt mỏi lâu ngày, xông lá trị cảm cũng có thể khiến người dùng cảm thấy thư thái, thoải mái.

1. Xông lá trị cảm có tác dụng gì?

Trước khi đi tìm các loại lá, thảo dược có trong một bài thuốc xông hơi giải cảm hữu hiệu thì bạn cần phải biết được tác dụng của bài thuốc này đối với cơ thể. Thực ra ngay trong câu hỏi đã có sẵn câu trả lời “giải cảm”. Nghĩa là việc xông hơi sẽ giúp cơ thể giải toả được những mệt mỏi, khó chịu. Việc xông hơi giải cảm giúp cho cơ thể tiết ra mồ hôi, loại bỏ những độc tốc của cơ thể bằng mồ hơi.

Xông hơi giải cảm giúp cho cơ thể tiết ra mồ hôi

Xông hơi giải cảm giúp cho cơ thể tiết ra mồ hôi

Hơi nóng của nước giải cảm giúp cho khí huyết trong cơ thể lưu thông, tuần hoàn máu tốt hơn. Hơn thế nữa mỗi loại thảo mộc lại chứa những hợp chất có ích cho cơ thể khác nhau, những hợp chất này sẽ theo hơi nước đi vào cơ thể giúp loại bỏ khí lạnh có sâu trong cơ thể giúp người bệnh cảm thấy nhẹ nhõm.

2. Các loại lá xông giải cảm lạnh

Nhiều người biết đến làm nồi lá xông hơi giảm cảm mỗi khi cảm cúm, mệt mỏi nhưng lại không biết các loại lá có công dụng như thế nào trong việc chữa bệnh. Tìm hiểu ngay dưới đây:

  • Tía tô: Khu phong trừ hàn, trị cảm mạo
  • Kinh giới: Ra mồ hôi, giải độc
  • Lá tre: Lá tre có tác dụng giải nhiệt, thanh tâm, tiêu đờm, ra mồ hôi, sát khuẩn…
  • Lá bưởi/ Vỏ bưởi: Tác dụng trừ hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm trừ đờm, hoạt huyết tiêu sưng.
  • Ngải cứu: Ngải cứu điều hòa khí huyết
Tía tô: Khu phong trừ hàn, trị cảm mạo

Tía tô: Khu phong trừ hàn, trị cảm mạo

  • Bạc hà: Sát khuẩn, chống viêm
  • Gừng: Sinh nhiệt từ bên trong và tăng cường bài tiết mồ hôi, cải thiện lưu thông máu, cũng như ngăn chặn các cơn ớn lạnh, sốt và đổ mồ hôi quá mức
  • Sả: Tốt cho tiêu hóa, sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm, chữa tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa
  • Hương nhu: Tác dụng thanh nhiệt giải biểu, hành khí, chỉ thống trường, trừ thấp; chữa cảm mạo, nhức đầu, ra mồ hôi…

3. Công thức nước xông lá

Các loại thảo mộc mỗi thứ một chút, đem về rửa sạch. Bạn có thể ngâm qua với một chút muối để có thể các lớp bụi đất và vi khuẩn bám trên bề mặt lá trôi theo nước rửa. Đối với sả và gừng  bạn nên đập dập để 2 loại này có thể tiết ra được tinh dầu nhiều nhất.

Công thức nước xông lá

Công thức nước xông lá

Cho tất cả các loại lá, thảo mộc vào 1 nồi đủ to. Thêm 5 lít nước sạch và đun đến khi nước sôi hẳn. Khi nước sôi bạn không nên tắt bếp ngay lập tức mà nên đun tiếp trong khoảng 5 – 7 phút.

Dùng 1 chiếc chăn mỏng phủ lên toàn thân. Nên xông trong phòng kín và mặc ít quần áo nhất. Để hơi nước xông có thể thấm vào người. Xông trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút. Sau khi xông không nên tắm tráng lại mà chỉ cần lau khô người.

4. Xông hơi trị cảm cần lưu ý gì?

Một vài trường hợp không nên xông hơi trị cảm:

  • Người đang sốt cao, sợ nóng, không sợ lạnh, không khát nước, ra nhiều mồ hôi.
  • Người già yếu, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc vừa mới sinh em bé.
  • Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt.
  • Người say rượu
  • Người có bệnh về hô hấp, suy tim

Xông hơi trị cảm có tác dụng rất tốt với những người mới bị. Trong trường hợp bị cảm lâu ngày thì bạn không nên trị cảm bằng liệu pháp này mà cần đến sự tư vấn trực tiếp từ bác sĩ để uống thuốc đúng bệnh.