Da đầu trẻ xuất hiện những mảng vảy màu vàng gây ngứa ngáy, khó chịu và những mảng da nâu bị tổn thương là biểu hiện cho thấy trẻ bị viêm da đầu, viêm da tiết bã, viêm da mủ cần được cha mẹ điều trị ngay lập tức. Bài viết dưới đây sẽ trang bị cho cha mẹ một số giải pháp giúp điều trị viêm da đầu ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân dẫn tới viêm da đầu ở trẻ sơ sinh
Theo các chuyên gia y tế, viêm da đầu có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ mắc phải một số bệnh lý sau:
Viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã là bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh, biểu hiện thường thấy là da đầu trẻ có nhiều vảy nhờn, dính, tập trung ở đỉnh đầu. Nguyên nhân gây bệnh có thể do cơ thể trẻ tăng đáp ứng với vi nấm, do yếu tố gen hoặc môi trường sống xung quanh trẻ. Viêm da tiết bã không gây nguy hiểm cho trẻ, tuy nhiên nếu tình trạng nhiều sẽ gây khó chịu, mất thẩm mỹ.
Để điều trị cha mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:
- Cha mẹ cần chú trọng đặc biệt tới vấn đề vệ sinh da đầu cho trẻ.
- Nên bôi dầu khoáng hoặc dầu dành riêng cho trẻ để làm mềm các vảy bám trên đầu trước khi gội vài giờ.
- Sau đó dùng lược chải đầu có lông mềm, chải nhẹ nhàng cho trẻ để loại bỏ các vảy trên da đầu.
Viêm da cơ địa
Khoảng 40% trẻ sơ sinh mắc phải viêm da cơ địa, khi gặp phải các tác nhân gây dị ứng như thời tiết, thực phẩm dị ứng, môi trường ô nhiễm. Lúc này cơ thể trẻ sẽ phản ứng lại bằng cách nổi ban, da khô, bong tróc, ngứa ngáy ở 2 bên má sau đó lan dần ra các vùng khác nhau trên cơ thể trong đó có da đầu. Viêm da cơ địa có thể bị tái diễn nhiều lần khiến trẻ bị ngứa khó chịu. Việc điều trị viêm da cơ địa cực khó vì tính chất của bệnh thường xuyên tái phát khi gặp yếu tố dị ứng. Do vậy để giúp trẻ thoải mái hơn cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ và bôi dưỡng ẩm cho trẻ nhất là vào mùa hanh khô.
Viêm da mủ
Viêm da mủ có thể xuất hiện ở đầu trẻ sơ sinh khiến trẻ ngứa ngáy, sưng đỏ, đau sau chuyển thành các mụn mủ nhỏ. Đối với viêm da mủ do tụ cầu, quá trình điều trị cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, cha mẹ tuyệt đối không dùng kem bôi, thuốc uống cho trẻ tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nguyên tắc phòng và điều trị viêm da đầu ở trẻ sơ sinh
Khi đã biết được nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm da đầu ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể dễ dàng tìm được cách điều trị phù hợp. Tuy nhiên cha mẹ cần nhớ những nguyên tắc sau:
- Để da trẻ được thông thoáng: Hãy để da đầu trẻ được thông thoáng bằng cách không để tóc quá rậm, không đội mũ dày lên đầu trẻ.
- Vệ sinh và làm ẩm da đầu, cha mẹ vệ sinh đầu cho trẻ bằng sản phẩm dịu nhẹ, chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh như nước tắm thảo dược Diệp An Nhi. Khi gội đầu cho trẻ sơ sinh cần dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng, không được chà xát gây tổn thương da trẻ. Sau khi tắm xong cần thoa kem dưỡng ẩm để làm mềm da, khôi phục lại lớp bảo vệ của da để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.
- Không để trẻ gãi da đầu: những cơn ngứa do tình trạng viêm da đầu ở trẻ sơ sinh sẽ khiến trẻ vô cùng khó chịu nên trẻ sẽ thường gãi đầu, điều này khiến da đầu trẻ bị trầy xước và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Vì vậy cha mẹ cần cắt móng tay trẻ và đeo găng tay cho trẻ thường xuyên.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng: Trong quá trình trẻ bị viêm da đầu, cha mẹ nên chú trọng nhiều hơn về chế độ dinh dưỡng.
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi cần thiết: Nếu tình trạng của trẻ không khỏi hoặc không thuyên giảm các triệu chứng đồng thời có biểu hiện trở nặng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nhi để được điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà bằng các loại thuốc không rõ nguồn gốc.
Trên đây là những kiến thức về viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần trang bị để chăm sóc sức khỏe trẻ một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.
Xem thêm: Chế độ ăn uống cho trẻ bị viêm da cơ địa.