Là cha mẹ, chúng ta đã từng trải qua nhiều lần đầu tiên với con mình, một số khiến bạn vui vẻ và một số khác lại khiến bạn vô cùng lo lắng. Đặc biệt là tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày làm cho bạn sợ hãi. Điều này không khỉ khiến trẻ mệt và khó chịu mà đó có thể là một dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn chưa rõ nguyên nhân ở trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ và khi nào cần đưa trẻ gặp bác sĩ để điều trị.
Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ
Nôn mửa không phải là một bệnh tật, đây là triệu chứng của một vấn đề khác. Do vậy, việc tìm ra nguyên nhân gốc rễ là chìa khóa để điều trị nôn trớ ở trẻ. Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm một số vi khuẩn nhất định khiến trẻ dễ bị nôn trớ hơn. Vậy nên, việc xác định nguyên nhân gây nôn mửa ở trẻ không hề đơn giản.
Trẻ sơ sinh có thể nôn trớ hoặc trào ngược quá mức, đôi khi nguyên nhân là do dạ dày của trẻ chưa phát triển đầy đủ hoặc trẻ ăn quá no khiến đồ ăn dễ trào ra ngoài hơn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào triệu chứng mà các bác sĩ có thể thăm dò các vấn đề về dạ dày hoặc tiêu hóa bao gồm:
- Loét dạ dày.
- Bệnh viêm ruột.
- Hẹp môn vị.
- Viêm tụy.
Nói chung, nôn mửa là phản ứng của cơ thể chúng ta trước những kích thích độc hại hoặc một cảm giác không ổn và cơ thể muốn loại bỏ nó. Lúc này, dạ dày sẽ đào thải những tác nhân này bằng cách tiếp tục tiêu hóa hoặc đẩy ngược trở lại. Vậy nên, chúng ta thường có hiện tượng nôn mửa, đau bụng hoặc tiêu chảy khi ăn phải thực phẩm độc hại.
Điều trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Bạn nên theo dõi các triệu chứng của con một cách cẩn thận và nếu tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần, hãy đưa trẻ đi khám nhằm điều trị kịp thời tránh tình trạng mất nước nguy hiểm cho trẻ. Dưới đây là một số lời khuyên dành khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ:
- Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ: Bạn nên tiếp tục cho con bú, tuy nhiên nên cho con bú những cữ ngắn và từng ít một. Nếu không có dấu hiệu gì bất thường, hãy tiếp tục cho con ăn bình thường. Trong trường hợp trẻ vẫn nôn bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị.
- Trẻ bú sữa công thức: Bạn nên cho con bạn uống dung dịch bù điện giải cứ sau 15 phút trong hai đến ba giờ. Nếu trẻ vẫn nôn trớ, hay thử lại sau 30 phút. Tiếp tục cho con ăn bình thường khi tình trạng của trẻ được cải thiện. Trường hợp con vẫn nôn bạn nên đưa trẻ đi khám trong vòng 24 giờ.
Khi nào trẻ sơ sinh cần gặp bác sĩ
Nếu trẻ nôn trớ ít thì điều này không đáng lo ngại. Nhưng bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng khác đi kèm với nôn trớ ví dụ như dịch nôn có màu xanh lục và trẻ bị sốt cao trên 38 độ C. Ngoài ra, bạn nên đặc biệt chú ý đến tình trạng mất nước như:
- Khóc không ra nước mắt.
- Khô miệng.
- Đôi mắt trũng sâu.
- Tay chân lạnh.
- Thiếu năng lượng.
Trong trường hợp trẻ nôn mửa mà không thể nuốt được bất cứ thứ gì, đặc biệt là chất lỏng, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức để được hỗ trợ truyền dịch.
Hầu hết trẻ sơ sinh đều có thể nôn trớ, tuy nhiên tùy vào mức độ mà cha mẹ có nên quá lo lắng hay không. Nếu trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị nôn, đặc biệt lưu ý trường hợp trẻ ăn phải thực phẩm không an toàn. Ngộ độc thực phẩm không chỉ khiến trẻ nôn mà còn kèm theo các triệu chứng như đau bụng, khóc, khó chịu, đi ngoài. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân như viêm họng, bệnh tiêu hóa (loét dạ dày, viêm ruột,…) cũng có thể gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, cho dù bất kỳ nguyên nhân nào thì biện pháp ban đầu là cần bổ sung đầy đủ chất lỏng cho trẻ, trong trường hợp trẻ không thể tự bổ sung chất lỏng hoặc trẻ có các biểu hiện mệt mỏi quá mức do mất nước, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.