Trẻ bị thuỷ đậu tắm lá gì? Có rất nhiều loại lá, củ có khả năng chữa thuỷ đậu sau khi tắm, đắp lá, chắt nước để lau người. Mẹ có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm nhiều loại lá có khả năng trị thuỷ đậu ở trẻ nhỏ.
1. Chè xanh: làm dịu, giảm ngứa cho da
Bị thuỷ đậu không cần kiêng tắm gội mà việc tắm gội thường xuyên và đúng cách còn làm rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Đối với người bị thuỷ đậu tắm nước lá chè xanh có tác dụng làm dịu và giảm ngứa cho các vùng da nổi mụn nước. Ngoài ra nước chè xanh còn có tác dụng kháng khuẩn cho các vùng da này. Lá chè xanh chứa nhiều chất chống oxy hoá, vitamin và các nguyên tố vi lương cần thiết. Các thành phần này có thể ức chế sự bùng phát của virút và giảm nguy cơ bội nhiễm, phục hồi tổn thương cho da.
Công thức nước tắm: Lá chè sạch (200 gram) đun sôi với 1,5 l – 2 l nước. Nước chè sôi trong khoảng 10 phút cho thêm 1 nắm muối hạt. Lá chè cũng có thể vò nát trước khi đun. Pha cùng với nước lạnh với nhiệt độ vừa đủ ẩm để tắm hằng ngày.
Lưu ý: Nước tắm chè xanh chỉ hỗ trợ thêm với tác dụng bên ngoài da chứ không có tác dụng điều trị chữa thuỷ đậu từ bên trong nên khi bé bị thuỷ đậu mẹ vẫn cần phải dùng thêm với thuốc do bác sĩ chỉ định.
2. Trẻ bị thuỷ đậu tắm lá kinh giới giúp nốt mụn kết vảy nhanh
Kinh giới là một loại thảo dược có vị cay, tính ấm, quy vào kinh phế, can đồng thời có công dụng trừ phong giải biểu, cầm máu. Trong kinh giới chứa một loại dầu thơm có chứa các hợp chất có lợi cho cơ thể như D – menthol, menthol racemic, D – limonene, chất đạm, chất đường bột, chất xơ, canxi, sắt, Magie, Kali, Natri, Kẽm, Vitamin C,…Các hợp chất này rất có ích trong việc chữa mề đay, mụn nhọt. Đặc biệt trẻ bị thuỷ đậu tắm lá kinh giới giúp nốt mụn kết vảy rất nhanh do tính sát khuẩn và phục hồi thương tổn của loại lá này.
Công thức nước tắm: Kinh giới (có thể gồm cả lá và thân cây) đun sôi với 3 lít nước trong 30 phút. Pha với nước lạnh ở nhiệt độ vừa đủ. Ngâm trong nước tắm ít nhất 15 phút để nước tắm có tác dụng.
Lưu ý: Sau khi tắm cần lau khô các nốt thuỷ đậu, bôi Kem nano bạc Agrin để các nốt thủy đậu có thể lành nhanh nhất.
3. Lá lốt: giảm đau, viêm ngứa, kháng khuẩn
Một trong những loại lá dễ dàng tìm mua được ở khắp các chợ lớn, chợ nhỏ có tác dụng giảm đau, viêm ngứa, kháng khuẩn khi bị thuỷ đậu là lá lốt. Tắm nước lá lốt ngoài việc giảm ngứa thì còn có tác dụng tăng cường thải độc, gia tăng hệ miễn dịch của cơ thể nhờ các hoạt chất có trong lá như flavonoid, ancaloit, Beta – caryophylen,…
Công thức nước tắm: Rửa sạch lá lốt, đun sôi với khoảng 2 lít nước. Pha cùng với nước lạnh hoặc để nguội.
Lưu ý: Lá lốt là cây mọc ở tầng thấp nên cần phải rửa thật sạch để tránh các vi khuẩn từ đất bám vào lá. Có thể ngâm lá với chút nước muối và rửa sạch.
4. Lá trân châu khó kiếm nhưng công dụng nhanh
Một trong những loại lá ít người biết để chữa thuỷ đậu là lá cây trân châu. Cây trân châu được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: kim châu, sơn minh trà, canh châu, xích chu đằng, tước mai, tước mai đằng…Đối với các loại lá khác dùng để tắm chữa thuỷ đậu thì lá cây trân châu dùng để sắc nước uống trực tiếp.
Công thức: Cành và lá nấu cho trẻ con bị thủy đậu uống (mỗi ngày, sắc từ 12 – 16 g cành và lá, sắc trong 1 chén nước đến khi nước rút còn lại nửa chén thì ngưng và chia thành hai lần uống trong ngày. Uống từ 1 – 2 ngày kèm theo thuốc bôi của bác sĩ sẽ có tác dụng nhanh chóng.
Lưu ý: Riêng đối với phụ nữ mang thai cần thêm hỏi thêm ý kiến của bác sĩ về dược liệu này do chưa có tính an toàn đối với sức khoẻ sản phụ
5. Mùi già cho trẻ bị thuỷ đậu nổi dịp cuối năm
Mùi già là một trong những loại dược liệu có khả năng trị thuỷ đậu cực tốt. Theo Đông y, rau mùi là thảo dược có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải cảm, kích thích tiêu hóa, thúc đẩy các nốt sởi mọc nhanh hơn,…Tinh dầu trong rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm đau, giảm chuột rút, co giật, chống buồn nôn, hỗ trợ tiêu hóa, trị viêm nhiễm trên da,…Vì thế chữa thuỷ đậu bằng mùi già vào cuối năm được nhiều mẹ sử dụng khi bé bị thuỷ đậu.
Công thức nước tắm: Mùi già rửa sạch nấu với 2 lít nước, để nguội đến nhiệt độ vừa đủ. Dùng khăn mềm xoa nhẹ lên da hoặc tắm trực tiếp. Tắm lá mùi già sẽ có tác dụng giảm ngứa nhanh chóng.
Lưu ý: Sau khi tắm cần lau khô với khăn sạch. Tránh để các cặn mùi đọng trên vết thương.
6. Tắm lá tre cho bé trong 1 tuần
Khi trẻ bị thuỷ đậu nên tắm lá gì? Nhiều người không biết lá tre cũng là loại lá có thể chữa thuỷ đậu rất tốt. Trong đông y, tre mang vị ngọt nhạt, hơi cay, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm, tiêu độc. Lá tre cũng được dùng trong các trường hợp mụn nhọt, viêm tây, mưng mủ nên khi bị thuỷ đậu dùng nước lá tre tắm sẽ giảm bớt ngứa ngáy tức thời.
Công thức lá tắm: Lá tre rửa sạch (200gr cho 1 lần đun) nấu kỹ với nước. Để nguội hoặc pha với nước lạnh dùng để tắm cho bé.
Lưu ý: Tắm trong khoảng 1 tuần mẹ sẽ thấy ngay tác dụng.
7. Kinh nghiệm chữa thuỷ đậu sao cho không lây
Một trong những lưu ý đặc biệt dành cho các mẹ có con nhỏ là lây thuỷ đậu. Thuỷ đậu là bệnh có thể lây qua da do tiếp xúc trực tiếp với các nốt mụn, vì thế các mẹ cần lưu ý điều trị khi bé bị thuỷ đậu:
- Kiêng gió và giữ cho các nốt mụn không thể vỡ.
- Các nốt vỡ, chưa vỡ mẹ có thể sử dụng kem nano bạc Agrin
- Tăng sức đề kháng cho bé bằng các loại thực phẩm có nhiều vitamin.
- Sử dụng riêng các loại khăn, xô, chậu hoặc vệ sinh xô chậu thật kỹ sau khi bé tắm.
- Không ngủ chung cùng bé, nếu trẻ đang trong giai đoạn bú sữa thì cần xác định luôn là mẹ có thể lây thuỷ đậu từ con.
- Tiêm phòng thuỷ đậu ngay từ khi mang thai
Trẻ bị thuỷ đậu tắm lá gì? Hy vọng với các loại lá với công dụng và công thức mà nuoctamthaoduoc giới thiệu trên đây sẽ giúp các mẹ có lời khuyên hữu ích.