Nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ bị sổ mũi xanh là do nhiễm trùng, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường hoặc viêm xoang và dị ứng. Màu xanh này là do sự hiện diện của các tế bào bạch cầu đang chống lại nhiễm trùng hoặc viêm. Các biện pháp giúp giảm bớt các triệu chứng của con bao gồm: xịt rửa mũi cho trẻ bằng nước muối, duy trì đủ nước cho trẻ, sử dụng máy tạo độ ẩm và đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng sổ mũi xanh ở trẻ và các biện pháp giúp trẻ phòng tránh được tình trạng này.
Nguyên nhân gây mũi xanh ở trẻ
Khi trẻ bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi có chất nhầy màu xanh, bạn thường sẽ rất lo lắng. Nhưng bạn cần hiểu được nguyên nhân gây bệnh, từ đó giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn. Dưới đây là cái nhìn sâu hơn về nguyên nhân có thể gây tình trạng trẻ bị sổ mũi xanh:
Nhiễm trùng
Thông thường, trẻ bị sổ mũi xanh là do nhiễm virut như cảm lạnh thông thường hoặc cúm. Ban đầu dịch mũi của con có thể trong hoặc trắng, nhưng khi tình trạng viêm diễn ra khiến bạch cầu đến chống lại virus, các tế bào này có thể biến chất nhầy thành màu xanh lục.
Bên cạnh đó, nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm xoang hoặc viêm phế quản cũng có thể dẫn đến tình trạng mũi xanh ở trẻ. Không giống như nhiễm virus, nhiễm trùng do vi khuẩn cần dùng kháng sinh để điều trị.
Dị ứng và chất kích thích
Một số chất gây kích ứng mũi dẫn tới trẻ bị chảy mũi như:
- Chất kích ứng từ môi trường: Phấn hoa, nấm mốc, mạt bụi, lông thú cưng, dị ứng thời tiết.
- Dị ứng thực phẩm: Mặc dù ít phổ biến hơn nhưng một số dị ứng thực phẩm có thể gây nghẹt mũi và có chất nhầy màu xanh.
- Các chất gây kích ứng: Các chất dễ gây kích ứng như khói thuốc lá, nước hoa nồng nặc, chất tẩy rửa và không khí bị ô nhiễm.
Để hạn chế những tác nhân gây kích ứng, bạn nên đảm bảo môi trường xung quanh trẻ sạch sẽ thoáng mát và đảm bảo giảm các yếu tố kích ứng cho trẻ.
Trong trường hợp, trẻ dễ bị viêm mũi dị ứng cha mẹ nên dùng sản phẩm xịt mũi kiểm soát viêm mũi dị ứng Mitoin cho trẻ, nhằm hỗ trợ điều trị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như sổ mũi, viêm mũi dị ứng theo mùa, nghẹt mũi, hắt hơi.
Dị vật
Trong một số trường hợp, trẻ rất hay tò mò và nhét những vật nhỏ vào mũi. Điều này có thể gây nhiễm trùng hoặc kích ứng đường mũi, dẫn đến bị viêm có chất nhầy màu xanh. Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện nào như đau mũi kèm theo chảy nước mũi xanh hoặc sốt, bạn nên đưa trẻ đi khám. Ngoài ra, đối với các trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, những đồ chơi cho trẻ cần được lựa chọn cẩn thận tránh cho trẻ chơi đồ chơi quá nhỏ.
Khi nào trẻ cần đến gặp bác sĩ
Mặc dù tình trạng trẻ bị sổ mũi xanh có thể tự khỏi trong vòng một tuần, nhưng điều quan trọng là bạn phải vệ sinh mũi trẻ thường xuyên đồng thời theo dõi các triệu chứng của trẻ. Hãy cân nhắc đến việc cho trẻ đi khám nếu trẻ xuất hiện các vấn đề sau:
Các triệu chứng vẫn còn tồn tại hoặc xấu đi
Nếu các triệu chứng của con bạn kéo dài hơn một tuần hoặc nếu tình trạng của chúng đột nhiên xấu đi, bạn nên đưa trẻ đi khám.
Trẻ sốt cao
Trẻ sốt cao cho thấy tình trạng nhiễm trùng đã nặng hơn, trường hợp sốt cao dai dẳng trên 38 độ C trong một vài ngày, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để được hướng dẫn thêm.
Ho quá mức hoặc khó thở
Nếu con bạn bị ho dữ dội hoặc khó thở, điều quan trọng là phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề hô hấp nghiêm trọng hơn như viêm phổi, viêm phế quản.
Trên đây là một số kiến thức về nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi xanh và các dấu hiệu nguy hiểm cần được can thiệp y tế mà cha mẹ cần trang bị đầy đủ để chăm sóc con mình tốt hơn khi con cảm thấy khó chịu. Bên cạnh đó, cha mẹ nên giúp trẻ thoải mái và duy trì một môi trường sạch sẽ khi trẻ bị ốm.