Xoan là cây thường được ông cha ngày xưa trồng để lấy gỗ làm nhà. Giống như các loài cây khác, người ta đều cho rằng mỗi loại cây là một loại thảo dược. Vậy tắm lá xoan có độc không? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Xoan là cây gì?
Cây xoan – tên khoa học là Melia azedarach, họ Meliaceae. Cây xoan có nhiều tên gọi khác nhau như xoan ta, xoan nhà, xoan trắng, sầu đông, thầu đâu. Xoan thường được trồng để lấy gỗ vì có thể chống được mối. Cây trưởng thành cao từ 7 đến 12m.
Hoa xoan có năm cánh, sắc tía nhạt hoặc tím hoa cà, mọc thành chùm. Hoa có hương thơm. Trái xoan loại quả hạch, to cỡ hòn bi, vỏ có màu vàng nhạt khi chín, không rụng ngay mà giữ trên cành suốt mùa đông. Trái dần chuyển sang màu trắng.
Mùa hoa xoan nở còn được gọi là mùa muỗi. Không phải bởi vì hoa xoan có mùi thơm thu hút muỗi mà mùa hoa xoan trùng với mùa muỗi phát triển mạnh.
2. Lá xoan có tác dụng gì?
Lá xoan có độc không? Lá xoan có độc. Đây được coi như một loại thuốc trừ sâu tự nhiên để bảo quản một số loại lương thực. Người xưa thường sử dụng hoa và lá xoan để rải dưới chiếu để phòng ngừa rệp.
Lá xoan có ăn được không? Lá xoan không ăn được vì độc tính có trong cả lá và trái. Cũng vì độc tính nên hoa xoan không thu hút được các loại ong bướm.
Độc tính của cây xoan sẽ ảnh hưởng với con người nếu ăn phải lá hay quả, hoa. Yếu tố gây độc là các chất gây ngộ độc thần kinh chứa tetranortriterpen và các loại nhựa chưa xác định. Chỉ 15gr hạt có thể gây nên liều chết cho 1 con lợn nặng 22kg. Các triệu chứng ngộ độc đầu tiên chỉ xuất hiện vài giờ sau khi ăn phải gồm các triệu chứng như mất vị giác, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, phân lẫn máu, tổn thương dạ dày, truỵ tim…
3. Tắm lá xoan có độc không?
Tắm lá xoan có độc không? Lá xoan có độc nhưng trong Đông y thì lá xoan lại là loại lá có đặc tính sát khuẩn và diệt trùng cao. Bạn chỉ nên tắm lá xoan trong trường hợp muốn điều trị các bệnh ngoài da liên quan đến ghẻ lở.
Lá xoan trị ghẻ như thế nào? Nếu bị ghẻ bạn chỉ cần 1 nắm lá xoan rửa để đun nước tắm hằng ngày. Làm theo các bước dưới đây:
Bước 1: 1 nắm lá xoan rửa sạch
Bước 2: Nước đun sôi kỹ sau đó cho lá xoan đun tiếp trong 30 phút nữa. Nước nguội dùng để tắm hằng ngày. Không nên chà xát trên các vết ghẻ mà chỉ cần lau nhẹ nhàng.
Lưu ý: Tắm liên tục trong 10 ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt.
Đọc thêm: Tắm lá xuyên tâm liên giúp trị mụn nhọt, ghẻ lở, mẩn ngứa
4. Lưu ý khi sử dụng lá xoan để tắm
- Không dùng cho trẻ sơ sinh.
- Đối với trẻ nhỏ thay vì tắm bạn chỉ nên lấy khăn thấm nước lá xoan và lau lên các vết ngứa, chốc lở của con.
- Khi tắm đặc biệt tránh các khu vực mềm như mắt, mũi miệng, vùng kín
- Không dùng nước lá xoan để uống.
Lá xoan mua ở đâu? Bạn có thể lấy lá xoan ở các khu vực ngoại thành nếu ở thành phố hoặc nông thôn.
Tắm lá xoan có độc không? Tắm lá xoan sẽ không ảnh hưởng đến cơ thể nếu biết cách tắm đúng và không để nước lá xoan bắn lên mắt, mũi, miệng. Tắm lá xoan còn có khả năng trị ghẻ và các bệnh ngoài da rất tốt.