Từ lâu trầu không đã được sử dụng như một loại thảo dược để tắm cho trẻ sơ sinh. Nhiều mẹ bỉm sữa truyền tai nhau cách tắm lá trầu không để cải thiện tình trạng rôm sảy, hăm tã, mụn nhọt. Để tìm hiểu “Tắm lá trầu không có tác dụng gì cho bé?”, hãy đọc ngay bài viết dưới đây.

Đặc điểm của cây và lá trầu không

Cây trầu không (tên khoa học Piper Betle) thuộc hộ Hồ tiêu, còn được gọi bằng nhiều tên khác như trầu không, trầu lương, thược tương… Trầu không là loài cây dây leo bám, ưa sáng và có thể chịu bóng. Chúng sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm.

Ở nước ta, cây trầu không được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Chúng được chia làm hai loại chính là trầu quế và trầu mỡ. Trầu quế có vị cay, nhỏ lá và thường được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu. Trầu mỡ có lá to bản và thường khá dễ trồng. Một số nơi còn dùng để nấu nước tắm.

Tinh dầu trong lá trầu không có chứa các thành phần hoạt hóa là betel-phenol (hay chavibetol hoặc 3-hyđrôxy-4-mêtôxyankylbenzen), chavicol và cadinen.

Đặc điểm của cây và lá trầu không

Đặc điểm của cây và lá trầu không

Tắm lá trầu không có tác dụng gì cho bé?

Lá trầu không không còn xa lạ đối với các bà, các mẹ ở nhiều vùng quê nước ta. Thông thường, khi mắc các bệnh về da mọi người thường lấy lá trầu không nấu nước để tắm hoặc thoa trực tiếp. Trẻ nhỏ tắm bằng lá trầu không cũng là cách dân gian mà người xưa vẫn dùng để ngừa rôm sảy. Vậy tác dụng của lá trầu không với sức khỏe như thế nào?

Công dụng Cách pha nước tắm
Trị chàm sữa: Lá trầu không có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn rất mạnh nên được dùng để cải thiện chàm sữa cho bé khá hiệu quả
  • Lấy khoảng 2 – 3 lá trầu không cho vào nồi và đun sôi khoảng 15 – 20 phút.
  • Lấy nước lá trầu không pha với nước tắm cho bé, bã dùng đắp lên vùng da bị chàm để tăng thêm hiệu quả.
  • Ngoài ra, các mẹ cũng có thể lấy lá trầu không giã nhuyễn hoặc vò nát lấy nước, sau đó thoa lên vùng da của bé bị chàm sữa cũng rất hiệu quả.
Trị hăm tã: Rất nhiều trẻ gặp phải tình trạng hăm tã, nguyên nhân chủ yếu do thói quen đóng tã/bỉm thường xuyên. Trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đau rát nên quấy khóc suốt ngày. Cha mẹ có thể cải thiện tình trạng này bằng cách kiên trì tắm lá trầu không cho bé. Mẹ lấy 3 – 4 lá trầu không, nên chọn những lá còn xanh mướt và không bị dập úa. Rửa sạch với nước muối loãng, sau đó đun sôi 15 – 20 phút. Khi lá trầu không tiết ra tinh dầu, mẹ hãy dùng nước này để lau rửa sạch sẽ vùng da bị hăm của bé. Thực hiện trong 3 – 4 ngày giúp giảm hăm tã rõ rệt.
Trị rôm sảy: Thời tiết mùa hè nắng nóng là thời điểm bùng phát rôm sảy ở trẻ. Để cải thiện tình trạng này, các mẹ hãy dùng lá trầu không tắm cho bé nhé. Cách thực hiện khá đơn giản, mẹ chỉ cần dùng lá trầu không rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào nồi đun sôi với 1 – 1,5 lít nước để tinh dầu trong lá tiết ra. Dùng nước lá trầu không tắm cho bé hàng ngày cho tới khi khỏi hẳn thì dừng.
Tắm lá trầu không có tác dụng gì cho bé?

Tắm lá trầu không có tác dụng gì cho bé?

Lưu ý khi tắm lá trầu không cho bé

Khi thực hiện tắm lá trầu không cho bé, các mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Không nên nấu nước lá trầu không quá đặc vì lượng tinh bột của lá có thể đọng lại nhiều trên da gây viêm da, dị ứng, nhiễm khuẩn cho bé.
  • Lựa chọn lá trầu không tươi, không bị héo úa, không chứa thuốc trừ sâu. Trước khi nấu nước, cần rửa sạch lá trầu không và ngâm nước muối để tránh bụi bẩn, vi khuẩn, côn trùng còn sinh sống trên lá.
  • Trước khi tắm mẹ nên bôi một ít nước lá ra cổ tay trẻ và để khoảng 30 phút xem có phản ứng gì không. Đây là cách kiểm tra xem trẻ có dị ứng với loại lá này không, nếu không mẹ mới tiếp tục tắm cho bé.
  • Không nên tắm thường xuyên bằng nước lá trầu không, chỉ nên tắm 1- 2 lần/tuần, mỗi lần chỉ dùng vài lá để nấu.
  • Sau khi tắm nước lá xong nên tráng lại với nước sạch một lần nữa để tránh các chất gây bí da của bé.
  • Khi bé có dấu hiệu viêm da, sưng tấy, mủ, trầy xước…không nên tắm nước lá trầu không vì khiến cho tình trạng của da trầm trọng hơn. Nên cho bé đi khám để nhận được tư vấn bác sĩ kịp thời nhất.

Tắm cho bé bằng lá trầu không là biện pháp an toàn và dễ thực hiện mà các mẹ có thể tham khảo, áp dụng. Trên đây là bài viết đã giải đáp “Tắm là trầu không có tác dụng gì?”. Hi vọng những thông tin trên mang lại những kiến thức bổ ích giúp các mẹ chăm sóc bé ngày một tốt hơn. Chúc các mẹ thực hiện thành công.