Tắm lá tía tô cho bé là một trong những phương pháp dân gian trị rôm sảy, mẩn ngứa hiệu quả đã được truyền lại từ lâu đời. Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu nên thường mắc bệnh lý ngoài da này khi thay đổi thời tiết đột ngột. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn về tác dụng của của tắm nước lá tía tô cho bé nhé!
Đặc điểm của lá tía tô
Tía tô là một loại thảo dược mọc hoang thuộc họ Bạc hà, xuất hiện rất nhiều tại các nước khu vực Châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Cây có màu sắc, hình dạng, hương bị và cách sử dụng khác nhau phụ thuộc vào nơi trồng và thói quen sinh hoạt của người dân nơi đó.
Ở nước ta, tía tô được dùng làm rau ăn kèm với các món ăn khác nhau để tăng hương vị thơm ngon và bổ dưỡng.
Tắm lá tía tô cho bé có tác dụng gì?
Tắm bằng lá tía tô cho trẻ sơ sinh có nhiều tác dụng khác nhau để điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ.
Công dụng | Cách pha nước tắm |
Nấu nước tắm từ các thảo dược tự nhiên là mẹo chữa bệnh phổ biến trong dân gian. Tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh là một trong những cách chữa được khá nhiều người áp dụng. Lá tía tô có mùi thơm, vị cay nhẹ, tính ấm, tác dụng sát trùng, giải độc, phát biểu và khu phong nên thường được dùng để chữa ho, sốt cao, ngứa da, viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa.
Theo ghi chép từ Y học cổ truyền, mẹo chữa này có thể đem lại nhiều tác dụng như sau:
Một số tác dụng khác: Ngoài ra tắm nước lá tía tô còn cải thiện bệnh viêm da cơ địa, nổi mề đay mẩn ngứa và hăm tã ở trẻ sơ sinh. |
Chuẩn bị:
Thực hiện:
Nếu trẻ bị ngứa ngáy, nổi mề đay và hăm tã, bạn có thể dùng lá tía tô đã đun sôi đắp trực tiếp lên da để cải thiện triệu chứng và phục hồi các vùng da sưng đỏ. |
Những lưu ý khi tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh
Lá tía tô thường được dùng để nấu nước tắm trị các bệnh da liễu. Tuy nhiên da trẻ sơ sinh khác mỏng và nhạy cảm, vì vậy khi áp dụng mẹo chữa này bạn nên lưu ý những điều sau:
- Nên thận trọng khi chọn mua lá tía tô, nếu có thể bạn nên mua lá tía tô được trồng hữu cơ để tránh kích ứng lên da của trẻ nhỏ.
- Bụi bẩn, vi khuẩn và ký sinh trùng ở lá tía tô có thể gây nhiễm trùng, sưng đỏ và kích ứng đối với da của trẻ sơ sinh. Vì vậy khi thực hiện, bạn nên ngâm rửa thật sạch và đun sôi kỹ trước khi tắm cho trẻ.
- Trong trường hợp da bị trầy xước, có vết thương hở hoặc tụ mủ, bạn không nên tắm lá tía tô cho trẻ. Trong trường hợp này cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và hướng dẫn cách điều trị phù hợp.
- Khi nấu nước tắm cho trẻ, nên đợi nước nguội bớt (khoảng 40 độ). Tắm nước quá nóng có thể gây sưng đỏ và làm nghiêm trọng các triệu chứng trên da.
- Nên dùng lá tía tô liều lượng thích hợp. Dùng quá nhiều có thể gây kích ứng lên da của trẻ nhỏ.
- Chỉ tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh 2-3 lần/tuần. Đồng thời chỉ nên áp dụng trong khoảng 7-10 tuần. Nếu triệu chứng trên da không thuyên giảm, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị y tế.
- Sau khi tắm lá tía tô, nên làm sạch da của trẻ bằng nước ấm. Tính chất từ thảo dược lưu lại ở trên da có thể khiến trẻ khó chịu.
- Bên cạnh mẹo chữa này, cần cho trẻ mặc quần áo thông thoáng và rộng rãi để tránh tình trạng rôm sảy và hăm tã lan rộng.
Tắm lá tía tô cho bé có thể giúp hạ sốt và cải thiện các bệnh da liễu thường gặp. Tuy nhiên mẹo chữa này có thể tiềm ẩn một số rủi ro như nhiễm trùng, kích ứng da, sưng đỏ,.. Vì vậy cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện cho con trẻ.