Thiên nhiên có rất nhiều loài cây đồng thời cũng là các loại thảo dược quý. Cây ngũ trảo hay còn gọi là cây mẫu kinh là loại thoả dược dùng để thanh nhiệt giải độc, giúp hạ sốt, lưu thông mạch máu. Tắm lá ngũ trảo có tác dụng gì? Tham khảo ngay bài viết sau đây để có thêm nhiều kiến thức hữu ích.

1. Lá ngũ trảo là lá gì?

Ngũ trảo thường có tên gọi khác là mẫu kinh. Đây là một loại thảo dược có mùi thơm, mang tính ấm. Trong Đông Y, ngũ trảo thường được kết hợp với các loại thảo dược khác giúp cơ thể thanh nhiệt, hỗ trợ lưu thông mạch máu, kích thích tiêu hoá, giúp hạ sốt.

Ngũ trảo có hoa màu tím nhạt trên đầu cành

Ngũ trảo có hoa màu tím nhạt trên đầu cành

Ngũ trảo thuộc họ cỏ roi ngựa, thân cây gỗ nhỏ cao từ 3 – 5m, thân nhẵn hoặc có ít lông măng. Người ta thường phân biệt ngũ trảo với các loại cây khác bởi lá. Lá cây hình chân chim, tổng thể giống như 5 móng chim nên gọi là ngũ trảo. Lá mọc đối kép, hình trái xoan, gốc lá tròn, đầu nhọn, mép đầu lá có răng cưa, mặt trên xanh lục, phủ một lớp lông mịn trắng bạc.

Cây cho hoa màu tím nhạt mọc đầu cành. Mùa hoa vào tháng 11 hằng năm. Quả Ngũ chảo là dạng quả mọng có màu vàng đen hoặc đen, đỉnh quả thường lõm, có đài bao bọc, bên trong chứa 4 hạt. Mùa quả từ từ tháng 5 – 7.

2. Lá ngũ trảo có tác dụng gì?

Lá và rễ cây thường được sử dụng là một vị thuốc trong Đông Y. Lá ngũ trảo có tác dụng chống viêm, giảm đau, kháng nấm hiệu quả. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng chiết xuất từ cây ngũ trảo tươi có tác dụng chống oxy hoá, chống ngứa, kháng viêm và giảm đau. Một số những tác dụng từ lá, thân, rễ của cây thường được áp dụng:

  • Trị đau bụng kinh, ứ huyết
  • Chống viêm, chữa sưng tuyến vú.
  • Hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.
  • Điều trị viêm đường tiết niệu, có máu trong nước tiểu.
  • Chữa mụn nhọt.
  • Điều trị viêm họng, ghẻ lở, viêm thận, phù thũng.
Theo đông y, ngũ trảo là một loại thảo dược có nhiều tác dụng

Theo đông y, ngũ trảo là một loại thảo dược có nhiều tác dụng

3. Các bài thuốc liên quan đến lá ngũ trảo

4 bài thuốc từ cây ngũ trảo bạn nên biết:

  • Điều trị đau bụng kinh ở phụ nữ: Lá ngũ trảo 16 – 40g rửa sạch, đổ 500ml nước sắc còn 200ml nước chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày trước chu kỳ kinh.
  • Trị cảm cúm: Lá ngũ trảo 100g, lá bưởi, lá cam 40g, lá chanh, lá sả, ngải cứu mỗi thứ 20g. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi nấu trong 5 lít nước để xông.
  • Giúp ăn ngon: Vỏ cây ngũ trảo 12g rửa sạch cắt khúc, cho vào ấm sắc uống lúc còn nóng, dùng trước bữa ăn 30 phút.
  • Chữa đau lưng, gai cột sống: Lá cây đơn tướng quân, lá ngũ trảo, bồ công anh. Cả 3 loại đem giã thật nhỏ với ít muối, sau đó trộn với ít rượu trắng (khoảng 40 độ) và xào nóng lên rồi đắp vào vùng cột sống bị đau.

Lưu ý: Các bài thuốc này không chỉ định cho người gầy yếu, suy nhược, táo bón.

4. Tắm lá ngũ trảo cho trẻ nhỏ ngừa mụn nhọt, rôm sảy

Ngũ trảo được biết đến như bài thuốc quý của dân tộc. Tắm lá ngũ trảo cũng có nhiều công dụng nhất là đối với trẻ nhỏ sẽ ngăn ngừa được mụn nhọt, rôm sảy.

Tắm lá ngũ trảo có thể phòng ngừa được mụn nhọt, rôm sảy

Tắm lá ngũ trảo có thể phòng ngừa được mụn nhọt, rôm sảy

Công thức nước tắm:

  • 1 nắm lá ngũ trảo tươi rửa sạch, mẹ có thể vò qua lá để các hợp chất trong lá được tiết ra dễ dàng hơn
  • Đun lá ngũ trảo với 1 – 1,5l nước.
  • Sau khi sôi, lọc lấy nước để tắm cho trẻ nhỏ

Lưu ý: Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên thử 1 chút nước tắm lên trên 1 vùng da nhỏ của con để đảm bảo bé không bị dị ứng với loại nước tắm này.

Trẻ sơ sinh tắm lá ngũ trảo trong khoảng 10 ngày (1 tuần 2 lần) sẽ thấy được tác dụng của nước tắm đối với rôm sảy, mụn nhọt.

Tham khảo thêm: Rôm sảy ở trẻ sơ sinh là gì? Mách mẹ cách điều trị tại nhà HIỆU QUẢ

Tắm lá ngũ trảo phòng ngừa mụn nhọt, rôm sảy. Xông lá ngũ trảo cùng các loại thảo dược khác trị cảm cúm, nhức đầu. Bạn có thể mua ngũ trảo tại các tiệm thuốc nam hoặc tìm mua giống cây tại các vườn thuốc. Trồng ngũ trảo trong nhà vừa có thể làm hàng rào vừa có thêm loại thuốc nam hữu dụng.