Lá ngải cứu là một loại thảo dược có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Sử dụng ngải cứu không chỉ qua cách chế biến các món ăn, tắm lá ngải cứu cũng là phương pháp dân gian điều trị được các bệnh lý ngoài da cho trẻ sơ sinh. Đọc bài viết dưới đây để cùng chúng tôi tìm hiểu tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì nhé!
Đặc điểm của ngải cứu
Ngải cứu là cây trồng quen thuộc với người dân Việt Nam, nó xuất hiện trong nhiều bài thuốc cũng như món ăn hằng ngày. Ngải cứu có tên gọi là khác là ngải diệp, thuốc cứu tuy nhiên tên gọi này phổ biến ở miền Nam hơn.
Cây ngải cứu có chiều cao từ 40-100cm, trong lá có tinh dầu, cây phân bổ chủ yếu ở Châu Âu, Châu Á, Bắc Phi,… Tuy nhiên, không phải khu vực nào cũng sử dụng cây ngải cứu, ở một số vùng cho rằng cây ngải cứu là cây cỏ xâm lấn, cần phải diệt trừ.
Ở Việt Nam, cây ngải cứu dại thường mọc nhiều ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái,… đây chính là nguồn dược liệu được khai thác thường xuyên để sản xuất thuốc. Cây ngải cứu còn được trồng trong vườn của nhiều gia đình, thường được sử dụng tại chỗ trong nấu ăn hoặc điều trị một số bệnh lý đơn giản.
Cây ngải cứu thuộc họ cúc, thân thảo, chu kỳ sống lâu năm, lá cây mọc so le, mặt trên lá cây màu xanh đậm, mặt phía dưới có lông nhung màu trắng.
Tắm lá ngải cứu có tác dụng gì đối với trẻ sơ sinh?
Một số nghiên cứu khoa học hiện đại đều cho thấy ngải cứu là cây thuốc chữa bệnh vô cùng gần gũi với cuộc sống. Vậy tắm lá ngải cứu có tác dụng gì?
Công dụng | Cách pha nước tắm |
Từ xưa đến nay bà và mẹ sử dụng lá ngải cứu dùng để tắm cho bé giúp bé thoát mồ hôi và hết ho cảm nhanh nhất và tác dụng diệt khuẩn, giúp làm dịu da, các nốt mẩn đỏ do sốt phát ban rất an toàn cho da nhạy cảm của bé. |
Các mẹ chuẩn bị thêm nước sạch được đun sôi sau đó chế thêm phần dung dịch nước đun lá ngải cứu thêm vài hạt muối vào hòa chung. Các mẹ cần chú ý nhiệt độ nước tắm vào khoảng 35-38 độ C. Sau đó tiến hành tắm bé. |
Những lưu ý khi tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh
Với cách tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá ngải cứu, các mẹ cần lưu ý chỉ nên thực hiện khi trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa, rôm sảy. Nếu da bé bình thường thì nên sử dụng cách tắm khác.
- Lá ngải cứu thường mọc dại nơi ẩm ướt nên có thể chứa rất nhiều vi khuẩn, côn trùng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới da của bé. Các mẹ cần chú ý mua những lá ngải cứu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo.
- Để tắm cho bé các mẹ cần lựa chọn những lá ngải cứu còn tươi, không bị héo và dập. Khi mua về cần rửa sạch, ngâm nước muối để vệ sinh lá an toàn.
- Đối với mỗi trẻ có cơ địa và cấu tạo da khác nhau nên thử nghiệm xem phản ứng của da trẻ trước khi tắm tầm 3 tiếng. Các mẹ có thể bôi nước tắm lên cùng da tay hoặc chân bé. Nếu con có dấu hiệu dị ứng các mẹ cần dừng ngay việc tắm bằng lá ngải cứu.
- Chỉ nên tắm cho bé khoảng 1-2 lần/tuần, không nên quá lạm dụng, cần chú ý đến nhiệt độ nước tắm sao cho phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
- Giống như tắm các loại lá khác, tuyệt đối không nên tắm lá ngải cứu khi trên da bé có những dấu hiệu viêm da, sưng tấy, chảy mủ hay trầy xước vì khiến cho tình trạng của da trầm trọng hơn. Nên cho bé đi khám để nhận được sự tư vấn của bác sĩ sớm nhất.
Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi “Tắm lá ngải cứu có tác dụng gì?”. Hi vọng chúng tôi đã cung cấp được nhưng thông tin hữu ích cho các mẹ trong quá trình nuôi bé khỏe mạnh lớn khôn.