Tắm lá cho bé vẫn được coi là một kinh nghiệm dân gian được nhiều các bà mẹ sử dụng để phòng ngừa và điều trị một số bệnh lý ngoài da cho con. Tắm lá mảnh bát cho bé là bài tắm trị rôm sảy, phong ngứa và dị ứng rất tốt, đem đến làn da láng mịn và mát mẻ cho bé sau khi sử dụng. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Đặc điểm của lá mảnh bát
Mảnh bát hay còn gọi là hoa bát có tên khoa học Coccinia grandis (L.) Voigt, thuộc họ Cucurbitaceae. Mảnh bát là một loại cây thảo nhẵn và mảnh, mọc leo cao, đôi khi dài tới 5m hay hơn.
Cây chứa enzym hormon và vết của alcaloid. Dịch lá chứa một một amylase. Rễ chứa acetat lupeol và aceta B-amyril và B-sitosterod. Quả non (của thứ cây đắng) chứa lypeol, B-amyrin và cả cucurbitacin B-glucosid.
Lá, rễ và toàn cây mảnh bát đều được sử dụng để làm dược liệu. Hạt lấy ở quả chín, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.
Công dụng: Đậu mùa (Lá sắc uống). Mụn nhọt, ghẻ (cả cây giã đắp). Tẩy giun sán (Hạt).
Công dụng của lá mảnh bát
Vỏ và rễ có tác dụng xổ, rễ hạ nhiệt; lá hạ nhiệt, dùng ngoài chống ngứa, tiêu viêm, quả mảnh bát trị đái đường. Cây mảnh bát có một số công dụng sau:
- Lá non và quả dùng làm rau ăn. Lá và dây mảnh bát có thể nấu nước tắm trị rôm sảy.
- Ở Ấn Ðộ dịch lá và rễ dùng trị bệnh đái đường, cây để làm thuốc trị bệnh lậu. Lá dùng đắp ở ngoài da trị phát ban da, trị ghẻ lở, mụn nhọt, các vết thương và các vết cắn của rắn rết.
- Ở Campuchia người ta dùng dịch chiết từ thân cây để trị bệnh đau giác mạc.
- Ở Inđônêxia, người ta còn dùng cây làm thuốc trị bệnh đậu mùa, đau dạ dày và ruột.
- Dân gian dùng củ ngâm rượu bóp chữa sưng đau hay các khớp bị viêm; có người dùng dây. Lá mảnh bát phối hợp với Bùm sụm, Cỏ mầm trầu, Dền gai, mỗi thứ một nắm sắc uống để trị huyết áp.
Cách tắm lá mảnh bát cho bé
Cách đun lá mảnh bát tắm cho trẻ có thể thực hiện qua các bước đơn giản sau đây:
Bước 1: Khi lấy lá về, các mẹ rửa sạch và đem phơi nắng.
Bước 2: Khi cần dùng, mẹ lấy hai nắm lá rửa 3 nước cho thật sạch.
Bước 3: Mẹ chuẩn bị một chiếc nồi lớn, cho lá và nước xâm xấp rồi đun sôi.
Bước 4: Sau khi lá đã chuyển vàng và có mùi thơm, mẹ tắt bếp, lấy ra pha thêm nước, bỏ cái và chắt ra chậu. Lúc này, mẹ có thể đợi cho nước ấm vừa đủ để bé tắm.
Với cách này mẹ có thể tắm nước lá mảnh bát cho con 1-2 lần/ tuần sẽ giúp da trẻ mịn màng và đỡ hẳn các nốt rôm sảy.
Tắm nước lá mảnh bát cho bé cần lưu ý gì?
Trong quá trình tắm nước lá mảnh bát cho trẻ sơ sinh, các mẹ cần phải chú ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho làn da của bé:
- Rửa sạch lá mảnh bát để làm sạch bụi bẩn, trứng côn trùng, lông tơ. Không được sử dụng các loại lá có thuốc trừ sâu, chất kích thích và không rõ nguồn gốc.
- Không nên nấu nước lá mảnh bát quá đậm đặc vì lượng tinh dầu nhiều có thể gây viêm da, dị ứng da cho trẻ. Mẹ không được thêm bất cứ nguyên liệu nào khác như chanh, muối vào nước tắm khiến làn da của trẻ dễ bị xót, ngứa.
- Nước lá mảnh bát cần phải ấm, không được để quá lạnh, gây co tắc lỗ chân lông, khiến làn da rôm sảy nhiều hơn.
- Sau khi tắm nước lá xong, các mẹ cần phải tắm sơ qua cho bé bằng nước ấm để rửa trôi lớp bột lá còn đọng bên ngoài da. Sau đó, mẹ có thể sử dụng phấn rôm để bôi vào bẹn hoặc đùi để giảm ngứa ngáy và dịu da cho trẻ.
- Nếu làn da của trẻ bị mưng mủ, sưng tấy, viêm quá nặng, trầy xước, các mẹ không nên tắm cho trẻ vì rất dễ tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
Tắm lá mảnh bát cho bé là một bài tắm trị rôm sảy cho bé hiệu quả. Các mẹ có thể tham khảo thêm cái bài tắm khác cho bé tại nuoctamthaoduoc.vip mỗi ngày để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!