Lá lốt là loại lá quen thuộc trong các món ăn của người Việt Nam. Liệu lá lốt có phải là một loại thuốc dùng trong đông y không? Nhiều người mách nước thuỷ đậu tắm lá lốt đặc biệt hiệu quả. Tìm hiểu thực hư về công dụng này nhé!
1. Lá lốt là lá gì?
Lá lốt tên khoa học là Piper sarmentosum. Lá lốt thuộc họ hồ tiêu cùng với trầu không hoặc hồ tiêu. Đây là cây thân mềm, ưa tâm và thích phát triển trong bóng râm.
Cây cao khoảng 30 – 40 cm, mọc thẳng khi còn nong và lớn hơn thì mọc trườn bò trên mặt đất vì thế người ta thường trồng xen kẽ với các loại cây khác. Lá đơn có mùi thơm, hình tim. Mặt lá láng bóng với 5 gân phân ra từ cuống lá. Cuống lá có bẹ Hoa hợp thành cụm ở nách lá. Nhiều người không biết loại cây này có cho ra quả mọng có chứa hạt.
Đa phần người dân trồng cây lá lốt để lấy lá làm chủ yếu. Lá có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm tạo nên các món ăn thơm ngon với hương vị riêng biệt như chả lá lốt, chuối nấu đậu cho lá lốt, ếch chiên, lẩu ếch. Với hương vị thơm cay nên loại lá này dùng để át đi vị tanh trong các món từ cá, ếch, ốc…
Người ta thường nhân giống loại cây này bằng cách giâm cành ở nơi ẩm ướt, cây sẽ phát triển nhanh và cho các mặt lá to. Ở nơi nắng và đất khô, cây thường còi cọc, khó phát triển.
2. Công dụng của lá lốt trong y học
Lá lốt có tác dụng gì? Ngoài làm gia vị cho các món ăn thì lá lốt còn được trồng để làm thuốc với nhiều công dụng. Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm và có khả năng chống hàn trong các trường hợp bị lạnh bụng. Ngoài ra công dụng giảm đau, tay chân lạnh, tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, đau đầu vì cảm lạnh cũng được người dân tin dùng.
Bị cảm lạnh thì có thể dùng lá xông hơi có thành phần lá lốt trong công thức nước xông sẽ giúp cơ thể nhẹ nhõm. Uống nước sắc toàn cây sẽ có tác dụng trị đầy bụng, nôm nửa do trúng lạnh. Cành lá đun đặc ngậm súc cùng với muối chữa đau răng. Lá tươi giã nát, phối hợp với lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50 g thêm nước gạn uống giải độc, chữa say nắng. Lá lốt còn được dùng để nấu nước ngâm tay chân cho người bị bệnh tê thấp, hay đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân.
3. Tắm lá lốt có tác dụng gì?
Ngoài các công dụng từ việc uống nước lá lốt thì tắm nước lá lốt còn đem lại nhiều công dụng. Tắm nước lá lốt có tác dụng gì? Tắm nước lá lốt cho bé có khả năng phòng trừ nhiều bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ.
Lá lốt tắm cho trẻ sơ sinh có tác dụng chữa mẩn đỏ, mẩn ngứa, rôm sảy. Trong lá lốt có nhiều chất có khả năng kháng khuẩn giúp da loại bỏ vi khuẩn và giữ da sạch sẽ. Tắm lá lốt cho trẻ là phương pháp được nhiều mẹ, bà tin làm vì tính an toàn, không gây hại cho da bé lại có tác dụng phòng ngừa các bệnh về da.
Thuỷ đậu tắm lá lốt đúng hay sai? Tắm lá lốt có tác dụng để điều trị thuỷ đậu. Đây là bài thuốc tắm có tác dụng và có hiệu quả được truyền lại từ nhiều đời. Mẹ có thể tham khảo chi tiết và cách làm trong bài viết: Trẻ bị thuỷ đậu tắm lá gì? Mùi già, lá lốt, trân châu… Tắm nước lá lốt ngoài việc giảm ngứa thì còn có tác dụng tăng cường thải độc, gia tăng hệ miễn dịch của cơ thể nhờ các hoạt chất có trong lá như flavonoid, ancaloit, Beta – caryophylen,…
Tắm lá lốt có tác dụng gì mẹ đã biết thêm qua bài viết trên đây hay chưa? Mách nước với chúng tôi về những bài thuốc tắm thảo dược có tác dụng tốt cho cơ thể trong phần bình luận nữa nhé!