Trồng dâu – nuôi tằm trở thành một nét văn hoá của Việt Nam. Loài cây này không chỉ giúp người dân có thêm kinh tế mà còn có nhiều những tác dụng trong việc chữa bệnh. Vậy lá dâu tằm có dùng để làm nước tắm không? Tắm lá dâu tằm có tác dụng gì? Theo dõi chi tiết trong bài viết sau đây
1. Hiểu thêm về cây dâu tằm
Dâu tằm hay dâu trắng có nguồn gốc từ Nhật Bản – xứ phù tang. Dâu tằm được gọi là dâu trắng để phân biệt với các loài dâu khác cùng chi Dâu tằm như dâu đỏ, dâu đen không có ở Việt Nam. Dâu tằm là cây ưa ẩm và sáng thường trồng với diện tích lớn ở bãi sông, đất bằng, cao nguyên phổ biến nhất là miền Bắc ở Việt Nam. Các bãi dâu nổi tiếng như bãi sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình. Dâu tằm được trồng chủ yếu để lấy lá. Nhiều nơi trồng để lấy quả và làm thuốc.
Bạn có thể hiểu thêm chi tiết bảng thành phần chất của cây:
- Lá dâu chứa các acid amin tự do như (phenylalanin, leucin, alanin, arginin, sarcosin, acid pipercholic …); protid, vitamin C, B1, D; acid hữu cơ : succinic, propionic, isobutyric …., tanin.
- Quả dâu chứa đường, protid, tanin, vitamin C, vitamin B1 và acid hữu cơ.
- Cành dâu có chứa Mulberrin, mulberrochromene, cyclomulberrin, morin, dihydromorin, dihydrokaempferol, maclurin.
2. Công dụng của lá dâu tằm
Theo Y học cổ truyền, dâu tằm là loại câu có vị đắng ngọt, tính hàn. Lá dâu tằm có nhiều tác dụng điều trị và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như:
- Có tác dụng giảm huyết áp với người bị huyết áp cao
- Giúp lợi tiểu
- Điều trị tình trạng ho khan, ho có đờm, phù thũng
- Hỗ trợ điều trị bệnh lý về thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống
- Nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
- Bồi bổ gan thận, dưỡng huyết,…
Lá dâu tằm cũng là loại lá có thể giúp khắc phục mồ hôi trộm, ổn định huyết áp, làm đẹp da hay chữa mất ngủ rất hiệu quả.
3. Tắm lá dâu tằm có tác dụng gì?
Tắm lá dâu có tác dụng gì? Lá dâu tằm có tính hàn, mát nên sử dụng nước tắm từ lá dâu tằm có khả năng điều trị các vết mẩn đỏ ở trẻ nhỏ. Dâu nằm có hoạt chất giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ phong, trị chóng mặt, cầm huyết, nhức đầu…
Tắm lá dâu tằm cho trẻ sơ sinh nhất là đối với trẻ bị rôm sảy, mẩn ngứa có thể hỗ trợ điều trị các vết mẩn đỏ mà không gây kích ứng cho da.
Công thức lá tắm:
- 1 nắm lá dâu tằm tươi, rửa sạch (có thể rửa với nước muối loãng để loại bỏ hết bụi bẩn còn sót trên lá)
- Sau khi rửa sạch đun lá với 1 – 1,5l nước
- Lọc bã, pha nước tắm ở nhiệt độ vừa đủ cho bé
- Tắm cho bé, không cần tắm tráng lại với nước thường
Lưu ý 1 tuần chỉ tắm lá 1 – 2 lần.
4. Những lưu ý khi tắm lá dâu tằm cho bé
Tắm lá dâu tằm mẹ nên chú ý:
- Không nên tắm lá khi da bé đang bị bệnh ngoài da và có chầy xước như chàm hay viêm da cơ địa. Thay vì nước lá mẹ có thể sử dụng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi. Diệp An Nhi có chứa nano berberin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm cực tốt đối với những chầy xước nhỏ trên da bé.
- Không tắm khi vừa ăn no vì làm mạch máu căng lên, dễ dẫn đến thiếu máu ở khoang bụng, ở tim, dẫn đến tiêu hóa kém, chóng mặt, tim đập nhanh.
- Không tắm khi nước lá quá đặc mà nên pha loãng để tắm cho bé ở nhiệt độ vừa đủ.
Mẹ có thể tham khảo thêm: Trẻ bị chàm sữa tắm lá gì an toàn, nhanh khỏi: tìm ngay 7 loại thảo dược dễ kiếm
Tắm lá dâu có tác dụng gì? Giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa ngáy. Hy vọng với những kiến thức mà nuoctamthaoduoc.vip cung cấp trên đây sẽ hỗ trợ bạn trong việc tìm kiếm công dụng của các loại lá tắm.