Bồ công anh tưởng như là một loại cỏ mọc hoang thì đây lại là một loại thảo dược có nhiều sức khoẻ. Vậy tắm lá bồ công anh có tác dụng gì hay không? Tham khảo ngay trong bài viết sau đây nhé!
1. Nhận biết bồ công anh
Bồ công anh là một loại cây quen thuộc mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở nhiều nơi. Rất nhiều người nghĩ bồ công anh chỉ là một loại cỏ dại mà không biết rằng bồ công anh là một loại thảo dược có rất nhiều tác dụng cực tốt với nhiều bệnh.
Bồ công anh có tên khoa học là Lactuca indica L. Bồ công anh còn có nhiều tên gọi khác nhau như rau bồ cóc, diếp dại, mũi mác, rau mũi cày…Ở Việt Nam bồ công anh thường gặp nhiều nhất có hoa màu vàng, trắng và tím. Bồ công anh mọc hoang phổ biến ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ hoặc những khu vực có đất đai ẩm ướt, vườn, ven đường hoặc các bãi sông.
Bồ công anh có đến 3 loại cây khác nhau: bồ công anh Việt Nam, bồ công anh Trung Quốc và bồ công anh chỉ thiên. Bồ công anh thường được phân biệt bằng màu của hoa vàng, trắng, tím để dễ dàng nhận biết.
2. Bồ công anh có tác dụng gì?
Bồ công anh có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể. Theo Đông y bồ công anh thường dùng để chữa chán ăn, dạ dày, đầy hơi, đau khớp, mỏi cơ, viêm da cơ địa, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú và thông tắc tia sữa.
Bồ công anh có tác dụng lợi tiểu và làm thuốc nhuận tràng để tăng co bóp thành ruột. Thảo dược này còn dùng như một loại thuốc dưỡng da, bổ máu, tăng cường tiêu hoá.
Sử dụng bồ công anh tươi và khô đều cho tác dụng giống như nhau. Bồ công anh tươi thường sử dụng như một loại rau ăn hằng ngày. Trong rau tươi có nhiều hàm lượng vitamin C, A và chất sắt. Theo so sánh thì hàm lượng các chất vitamin A, C, sắt còn nhiều hơn trong rau chân vịt.
3. Tắm lá bồ công anh có tác dụng gì?
Lá bồ công anh có tính mát và chứa thành phần kháng sinh tự nhiên có khả năng trong việc loại bỏ vi khuẩn gây hại trên da, giúp thanh nhiệt, giải độc. Bởi vậy bồ công anh đựợc nhiều bà, mẹ mách nước như bài thuốc tắm chữa rôm sảy cho bé cực tốt. Tắm lá bồ công anh cho trẻ sơ sinh giúp da bé mát mẻ giúp bé thoải mái nhất là trong những ngày nắng nóng. Nhờ tác dụng diệt khuẩn từ kháng sinh có chứa trong lá, rễ khiến bé có thể ngừa một số bệnh ngoài da như rôm sảy, mẩn ngứa.
4. Những lưu ý khi tắm lá bồ công anh cho trẻ sơ sinh
- Mẹ có thể không biết được bé nhà mình có cơ địa như thế nào, da bé có mẫn cảm với các loại nước tắm lá hay không? Vì thế trước khi tắm lá cho bé mẹ nên thử trước một lượng nước tắm nhỏ lên một vùng da của bé để xem da bé có bị mẫn cảm với nước tắm mẹ nấu hay không.
- Chỉ nên tắm một tuần 2 lần cho trẻ sơ sinh. Việc tắm lá quá thường xuyên sẽ làm mất đi môi trường cân bằng trên da con từ đó khiến da dễ bị mắc các bệnh ngoài da hơn.
- Pha loãng nước tắm ở nhiệt độ thích hợp để tắm cho bé.
- Mẹ cần rửa thật kỹ lá tắm trước khi đun nấu cho bé. Vì nếu bụi bẩn trên lá không được rửa sạch và tắm cho bé khi bé đang bị trầy xước hoặc mắc các bệnh ngoài da thì bé rất dễ bị nhiễm trùng.
Với bài viết “tắm lá bồ công anh có tác dụng gì? Có nên tắm cho trẻ hay không?” sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức chăm sóc da cho bé. Đối với trường hợp bé bị ngứa ngay do rôm sảy mà mẹ không thể tìm được lá bồ công anh có thể tham khảo thêm: “Rôm sảy tắm lá gì? TOP 10 loại lá tắm mẹ nên biết”.