Cây chó đẻ răng cưa là loài cây mọc hoang và quen thuộc với nhiều người nhất là ở nông thôn. Cây chó đẻ có nhiều tên gọi khác nhau như diệp hạ châu, cây cau trời, kiềm kiềm…Dù là cây mọc hoang nhưng cây chó đẻ răng cưa lại có nhiều tác dụng bất ngờ. Tìm hiểu chi tiết về tác dụng của cây chó đẻ trong bài viết dưới đây.
1. Hiểu về cây chó đẻ
Cây chó đẻ răng cưa là loài thân thảo, mọc thẳng hay nằm bò và cao đến 80 cm. Thân cây tạo nhiều nhánh ở gần gốc. Cây mọc từng tầng lá so le. Lá xếp thành 2 dãy. Các lá kèm hình trứng – mũi mác khoảng 1,5 mm. Hình dáng lá nhìn rất giống với cây xấu hổ hoặc rau rút. Tuy nhiên dưới các lá sẽ kết hoa và quả.
Cây chó đẻ răng cưa thường tìm thấy ở ven đường, bụi cỏ hay cánh đồng khô, đất hoang hay bìa rừng. Phạm vi phân bố của cây rất rộng khắp châu Á và ưa môi trường khí hậu nhiệt đới.
2. Tác dụng của cây chó đẻ
Trong thành phần của cây chó để có chứa chất đắng. Đây là các hợp chất ancaloit, flavonoit, tannin, phenol, tritecper, a-xit hữu cơ. Toàn bộ thành phần của cây đều có thể sử dụng được. Người ta thay thu hoạch cây này, rửa sạch, phơi và sấy khô để dùng làm thuốc.
Theo Đông Y cây chó đẻ răng cưa có vị đắng ngọt, tính mát. Cây thường được sử dụng làm thuốc, có tác dụng giảm đau, lợi tiểu, phù thũng, sỏi bàng quang, tiêu chảy, họng sưng đau. Đặc biệt cây có tác dụng bảo vệ gan, giúp gan thải độc hiệu quả hơn và bảo vệ gan cho những người uống nhiều bia rượu, giảm nguy cơ nhiễm độc gan.
Đặc biệt cây chó đẻ dùng để chữa các bệnh ngoài da liên quan đến mụn nhọt, viêm da, lở ngứa. Loài cây này còn có khả năng trị các bệnh sản hậu ứ huyết, trẻ em bị tưa lưỡi, đau bụng kinh khi đến tháng.
Một vài bài thuốc kết hợp với cây chó đẻ mà bạn có thể lưu ý:
- Chữa viêm gan bằng cây chó đẻ: Cây chó đẻ 40g, mã đề 12g, chí tử 12g, nhân trần 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Sắc thuốc uống ngày 2 lần. Lưu ý không dùng bài thuốc này cho phụ nữ có thai
- Chữa mụn nhọt sưng đau: Sử dụng cây chó đẻ tươi, giã lấy nước cốt, cho thêm 1 chút muối và đắp lên chỗ mụn nhọt mẩn ngứa.
- Chữa sản hậu ứ huyết: Sử dụng từ 8-16 gram sắc uống thay nước hằng ngày.
Đặc biệt lưu ý không sử dụng cây chó đẻ cho người bị cảm, nhiễm lạnh. Việc sử dụng cây chó đẻ lúc này sẽ khiến bệnh tình trầm trọng hơn.
3. Tắm cây chó đẻ răng cưa cho bé trị rôm sảy
Tắm cho bé bằng cây chó đẻ giúp bé mát mẻ khi bị rôm sảy là bài thuốc được lưu truyền từ lâu đời. Tắm nước lá chó đẻ giúp bé giảm hẳn những nốt rôm nóng do nhiệt gây nên.
Cách làm:
- Mẹ rửa sạch khoảng 300g cây tươi hoặc 100g cây khô
- Đun với khoảng 1,5 l nước.
- Sau khi nước sôi mẹ đun thêm khoảng 5 phút để các chất có trong lá và thân cây được tiết ra nước.
- Hoà cùng với nước lạnh với nhiệt độ vừa đủ để tắm cho bé (Lưu ý lọc bỏ bã cây trước khi pha nước.
Một vài những lưu ý khi tắm cây chó đẻ cho bé:
- Nguyên liệu phải được rửa sạch trước khi đun
- Sau khi đun xong cần lọc sạch bã
- Chỉ tắm cho bé trong khoảng thời gian từ 3-5 phút ở nhiệt độ nước vừa phải.
- 1 tuần chỉ tắm cho bé khoảng 2 lần không nên tắm quá nhiều và mật độ thườn xuyên.
Tác dụng của cây chó đẻ răng cưa vừa được nuoctamthaoduoc giải thích chi tiết ở trên đây. Vào mùa hè nhất là những ngày nắng nóng bé có thể bị rôm sảy nhiều hơn do nhiệt vì thế mẹ có thể tìm loài cây này để đun nước tắm cho con.