Trẻ chậm phát triển trí tuệ đề cập đến tình trạng trẻ có chức năng trí tuệ và hành vi thích ứng thấp hơn đáng kể so với mức trung bình dự kiến ở độ tuổi của chúng. Các tên gọi khác của chứng chậm phát triển trí tuệ bao gồm: thiểu năng trí tuệ, suy giảm nhận thức hoặc rối loạn nhận thức.
Nguyên nhân khiến trẻ bị chậm phát triển trí tuệ
Sự chậm phát triển trí tuệ ở trẻ có thế bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như:
- Điều kiện di truyền: Một đứa trẻ có thể thừa hưởng các gen bất thường hoặc rối loạn nhiễm sắc thể. Các ví dụ bao gồm hội chứng Down, Hội chứng Fragile X hoặc phenylceton niệu (PKU).
- Điều kiện khi mang thai: Một đứa trẻ có thể bị chậm phát triển trí tuệ do chấn thương khi mang thai hoặc không có khả năng phát triển trong bụng mẹ. Các tình trạng dẫn tới bị bệnh bẩm sinh như sử dụng ma túy, rượu hoặc nhiễm trùng khi mang thai cũng có thể gây ra các vấn đề về chậm phát triển trí tuệ.
- Điều kiện sinh: Trẻ có thể bị chậm phát triển trí tuệ do các vấn đề trong khi sinh hoặc chuyển dạ (chẳng hạn như không đủ oxy hoặc sinh non).
- Tình trạng sức khỏe của trẻ: Do tiếp xúc với chất độc (như chì hoặc thủy ngân), suy dinh dưỡng, chăm sóc y tế không đầy đủ và các bệnh không được điều trị như viêm màng não hoặc ho gà cũng có thể gây chậm trễ về nhận thức ở trẻ.
Các dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ ở trẻ
Các dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ có thể nhận biết sớm nhất là khi trẻ được 24 tháng tuổi. Bạn nên đưa trẻ đến cơ sở có chuyên môn thăm khám nếu trẻ có những dấu hiệu sau:
- Ngồi, bò hoặc biết đi muộn hơn những đứa trẻ khác.
- Khó nói.
- Khả năng tập trung ngắn, không có khả năng ghi nhớ mọi thứ.
- Thiếu tò mò.
- Khó suy nghĩ logic.
- Thiếu kỹ năng thích ứng phù hợp với lứa tuổi.
Phương pháp chẩn đoán trẻ chậm phát triển trí tuệ
Các chuyên gia đánh giá và chẩn đoán tình trạng chậm phát triển nhận thức bằng cách xem xét hai yếu tố:
- Chức năng trí tuệ: Trẻ trải qua một bài kiểm tra để đo lường khả năng học hỏi, giải quyết vấn đề và hiểu biết thế giới (đôi khi được gọi là chỉ số thông minh hoặc bài kiểm tra IQ).
- Chức năng thích ứng: Trẻ trải qua một cuộc đánh giá để xác định khả năng phát triển các kỹ năng cần thiết để sống độc lập.
Một số yếu tố nguy cơ khiến trẻ có khả năng bị chậm phát triển nhận thức đồng thời cần được can thiệp, trị liệu và điều trị như trẻ bị bại não, động kinh hoặc hội chứng Down.
Điều trị và dự đoán trẻ bị chậm phát triển trí tuệ
Mặc dù không có phương pháp điều trị chính xác tình trạng thiểu năng trí tuệ, nhưng cần rất nhiều sự trợ giúp sẵn có từ xã hội có thể giúp con bạn có một cuộc sống trọn vẹn. Hầu hết trẻ em chậm phát triển trí tuệ được dạy cách làm nhiều việc một cách độc lập. Điều này có thể khiến bạn mất nhiều thời gian và nỗ lực hơn trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ trẻ.
Một số chẩn đoán giúp sàng lọc thai nhi bất thường như:
- Thực hiện các xét nghiệm trước sinh.
- Hình ảnh của hệ thần kinh trung ương.
- Xét nghiệm di truyền.
Xét nghiệm trước khi sinh nên được thực hiện để xác định xem thai nhi có những dấu hiệu bất thường như rối loạn di truyền có thể dẫn đến khuyết tật về trí tuệ.
Việc xác định trẻ chậm phát triển trí tuệ cần được xác định rõ nguyên nhân thường bao gồm hình ảnh hệ thần kinh trung ương và xét nghiệm về vấn đề chuyển hóa. Xác định chính xác nguyên nhân có thể giúp tiên lượng sự phát triển của trẻ, từ đó lập kế hoạch cho trương trình giáo dục và đào tạo, tư vấn di truyền nhằm giảm bớt cảm giác tội lỗi của cha mẹ.
Xem thêm: 5 giác quan của trẻ sơ sinh phát triển như thế nào?