Lần đầu làm mẹ có thể rất khó khăn  bởi cuộc sống của bạn gần như đảo lộn và bạn cần thích nghi với thời gian biểu phức tạp của trẻ sơ sinh. Đối phó với tình trạng thiếu ngủ, thay tã và học cách dỗ dành đứa trẻ đang khóc nhiều khi khiến bạn mệt mỏi. Tuy nhiên, biết được điều gì khiến trẻ khó chịu giúp bạn chăm sóc trẻ sơ sinh một cách dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây giúp bạn có thêm thông tin về sinh hoạt của một em bé mới chào đời và cách chăm sóc trẻ khoa học nhất.

Chăm sóc trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh ăn

Dạ dày của trẻ rất nhỏ nên mỗi lần trẻ chỉ cần ăn một lượng nhỏ và, tùy vào mỗi đứa trẻ mà chúng sẻ đòi ăn 2 -3 giờ một lần. Thông thường khi trẻ sơ sinh đói trẻ sẽ hay khóc, mút tay, chép môi hoặc rúc vào người.

Trẻ sơ sinh ợ nấc và nôn trớ

Một số trẻ sau khi bú xong cần được hỗ trợ để ợ thường xuyên, trường hợp bé quấy khóc hoặc có vẻ khó chịu trong hoặc sau khi bú đó là dấu hiệu bé muốn ợ hơi. Sau một hoặc hai ngày cho bé ăn bạn sẽ tìm được thói quen phù hợp với con mình. Có một số cách ợ hơi mà bạn có thể thử như bế bé tựa đầu vào vai bạn, đặt bé ngồi thẳng lên đùi một tay bạn đỡ ngực và cằm vỗ nhẹ nhàng vào lưng của bé.

Trường hợp bé nấc hoặc trớ sữa thì bạn cũng không nên quá hoảng hốt, vì đây là điều bình thường đối với trẻ sơ sinh và không quá ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Tiểu tiện ở trẻ sơ sinh

Cuối ngày của bà mẹ bỉm sữa là thùng rác có đến 5 -10 chiếc tã ướt mỗi ngày. Có thể bạn vừa tắm cho con xong, lau người sạch sẽ đóng bỉm gọn gàng và sau đó thì chiếc tã mới vừa đóng lại ướt. Đó là điều bình thường đối với trẻ đang bú mẹ hoặc bú sữa công thức. Bạn không nên quá lo lắng nếu trẻ đi tiểu nhiều lần hay đi ị quá 3 lần/ ngày trong những ngày đầu bé chào đời.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ đi tiện quá nhiều và phân có mùi cũng như màu khác thường thì bạn nên hỏi bác sĩ về những biểu hiện này của trẻ.

Trẻ sơ sinh khóc

Ai cũng biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ sẽ khóc và mức độ thường xuyên, âm độ, thời gian hoàn toàn có thể thay đổi và sẽ thay đổi theo thời gian. Tùy thuộc vào mỗi đứa trẻ mà thời gian đầu có thể ngủ suốt và không quấy khóc, tuy nhiên cũng có những đứa trẻ khóc rất nhiều trong những ngày đầu mới sinh. Thời gian đầu đôi khi bạn sẽ không biết lý do con khóc là gì, tuy nhiên theo thời gian bạn sẽ dễ dàng tìm ra nguyên nhân tại sao trẻ khóc, chúng có thể là:

  • Tã bẩn khiến trẻ khó chịu.
  • Trẻ đói.
  • Trẻ không thoải mái.
  • Trẻ thấy môi trường xung quanh lạ lẫm.

Trẻ bị hăm nẻ khô da

Ngoài những nguyên nhân trên sẽ có lúc trẻ khóc không rõ lý do, lúc này bạn nên tìm cách xoa dịu trẻ, ôm bé yêu vào lòng tạo cảm giác an toàn cho con yêu của bạn.

Trẻ sơ sinh ngủ

Trẻ sơ sinh có khả năng tuyệt vời để ngủ ở hầu hết mọi nơi trên ghế ô tô, xe đẩy em bé, nôi hoặc trong vòng tay của bạn. Bất kể bé ngủ khi nào và ở đâu, hãy luôn đặt bé nằm ngửa và cởi bỏ tất cả chăn bông cũng như đệm, gối, mền và đồ chơi để giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Bước đầu làm mẹ vô cùng khó khăn khiến bạn bị thiếu ngủ, nhưng hãy cẩn thận đừng ngủ quên khi bé đang còn nằm trên tay bạn. Ngoài ra, bạn cũng đừng bao giờ để trẻ đang ngủ trên ghế hoặc giường mà không có người trông coi vì nguy cơ lăn hoặc ngã rất có thể xảy ra.

Trẻ sơ sinh tắm

Trẻ sơ sinh đang dần phát triển và hoàn thiện các chức năng của cơ thể, vậy nên bé luôn cần được tắm rửa sạch sẽ giúp thông thoáng lỗ chân lông. Trường hợp cuống rốn của bé vẫn còn nguyên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về kinh nghiệm vệ sinh cuống rốn cho bé, tốt nhất nên vệ sinh nhẹ nhàng và không nên ngâm trong nước. Bạn nên sử dụng những sản phẩm sữa tắm có nguồn gốc từ thảo dược, giúp làm sạch da cho trẻ mà không làm tổn thương làn da nhạy cảm của trẻ. Sau khi tắm xong dùng khăn sạch lau khô những kẽ tay chân, nếp gấp cổ và các khu vực khác nơi sữa mẹ có thể bị tích tụ khiến bé bị hăm.

sữa tắm thảo dược cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là dễ dàng đối với lần đầu làm mẹ, vậy nên ngoài việc chăm sóc cho con,bạn cần dành thời gian chăm sóc bản thân mình và yêu cầu sự giúp đỡ từ những người thân trong gia đình, bạn bè hoặc thuê người giúp việc trong nhà. Trong khi con bạn ngủ hãy dành thời gian để chợp mắt, tắm rửa hoặc thư giãn, điều này giúp bạn sạc năng lượng cho những ngày tiếp theo với bé yêu của mình.

Xem thêm: Sữa tắm thảo dược cho trẻ sơ sinh.