Việc chăm sóc trẻ sơ sinh có thể thật kỳ diệu đồng thời cũng khiến bạn choáng ngợp và mệt mỏi. Có thể rất khó khăn nếu đây là lần đầu làm cha mẹ, bạn sẽ rất lo lắng khi bước chân ra khỏi bệnh viện và tự hỏi mình phải làm gì với sinh linh nhỏ bé này. Tuy nhiên theo thời gian, cha mẹ sẽ học cách phát hiện và hiểu được nhu cầu, mong muốn và lịch trình của con mình. Chăm sóc những em bé mới chào đời không hề dễ dàng nhưng mọi việc sẽ trong tầm kiểm soát hơn khi có những lời khuyên hữu ích. Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn một số mẹo chăm sóc bé yêu giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi lần đầu làm cha mẹ.
Cho trẻ sơ sinh ăn thường xuyên
Nếu bạn đang cho con bú, bạn nên tiếp tục cho bé bú trong ít nhất 6 tháng vì đây là thời điểm quan trọng để cơ thể mẹ duy trì sản xuất sữa. Vào những ngày đầu, sữa mẹ sẽ là dịch lỏng đặc, chứa đầy chất dinh dưỡng màu vàng gọi là sữa non, rất tốt cho bé yêu của bạn. Điều quan trọng trong quá trình cho con bú là bạn cần biết cho con ngậm vú đúng cách, như vậy giúp trẻ bú tốt hơn và sữa cũng tiết đều hơn. Trường hợp bạn không biết thế nào là đúng bạn nên nhận lời khuyên từ chuyên gia tư vấn.
Bất kể bạn đang cho con bú sữa mẹ hay bú sữa công thức, khoảng cách các lần bú nên từ 1 – 3 giờ sao cho trẻ ăn 8 đến 12 lần trong 24 giờ. Khi bé lớn lên, dần dần trẻ sẽ ăn được nhiều hơn trong mỗi lần bú và ăn ít lần hơn trong ngày và đêm.
Bắt đầu thói quen đi ngủ cho trẻ
Trẻ dưới 1 tuổi phải luôn được đặt nằm ngửa khi ngủ, không được nằm nghiêng hoặc nằm sấp vì ngủ ngửa để giảm thiểu nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Thời gian đầu sau khi sinh, trẻ ngủ rất nhiều, khoảng 16 đến 17 giờ mỗi ngày, nhưng giấc ngủ đó bị gián đoạn sau mỗi hoặc hai giờ bởi những lần thức giấc để bú hoặc đại tiện. Điều này sẽ xảy ra suốt đêm trong những tháng đầu tiên khiến giấc ngủ của bạn cũng bị gián đoạn. Để có thể nghỉ ngơi đầy đủ bạn nhất định phải ngủ khi bé ngủ. Trường hợp bé quấy khóc vài phút vào ban đêm mà không phải cữ ăn hoặc tã không bị bẩn, bạn không nên đung đưa hay ôm bé liên tục mà hãy kiên nhẫn đợi xem trẻ có tự ngủ một cách tự nhiên không.
Tắm cho trẻ sơ sinh
Khi tắm cho con, một số khu vực bạn nên chú ý vệ sinh thật sạch như: xung quanh miệng, cổ và bẹn trẻ mỗi ngày. Việc tắm quá thường xuyên và không đúng cách có thể dẫn đến khô da hoặc chàm gây đỏ, ngứa và phát ban ở trẻ.
Trung bình, cuống rốn của trẻ sẽ rụng trong vòng 5 đến 15 ngày sau sinh, bạn có thể tắm cho trẻ trong bồn hoặc chậu tắm dành riêng cho trẻ. Trước khi bắt đầu tắm, bạn nên đảm bảo rằng mọi thứ bạn cần đã có sẵn và tuyệt đối không bao giờ được để trẻ một mình khi đang tắm. Bạn nên sử dụng sữa tắm có nguồn gốc từ thảo dược như nước tắm thảo dược Diệp An Nhi an toàn và phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh. Sau khi tắm xong bạn cần lau khô trẻ một cách nhẹ nhàng và dùng kem dưỡng ẩm hoặc kem hăm thoa vào những vùng như bẹn, nách cổ hoặc vùng da dễ tổn thương.
Khi trẻ thức, hãy chơi đùa và tập cho trẻ nằm sấp
Một trong những cách tốt nhất để gắn kết với con bạn khi trẻ thức là thông qua tiếp xúc da kề da- chẳng hạn như đặt em bé trên ngực trần của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những em bé được tiếp xúc da kề da ngay sau sinh sẽ giúp mẹ tiết sữa nhiều hơn, được bú sữa mẹ lâu hơn và có phản ứng khỏe mạnh hơn.
Ngoài ra, bạn nên nói chuyện với trẻ thường xuyên hơn và giúp con tập nằm sấp. Điều này thực sự quan trọng đối với sự phát triển vận động thô, khả năng kiểm soát đầu và sức mạnh của cổ. Để thực hiện thời gian nằm sấp, hãy đặt em bé nằm sấp trên một bề mặt mềm ổn định hai đến ba lần trong ngày trong 3 đến 5 phút.
Được làm cha mẹ là một điều vô cùng hạnh phúc nhưng cũng có thể khiến bạn mệt mỏi và bất an. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, bạn nên yêu cầu sự giúp đỡ từ người thân trong gia đình hoặc thuê bảo mẫu trông trẻ trong thời gian đầu. Hơn một nửa số bà mẹ trải qua buồn chán sau sinh với tâm trạng thất thường, chán ăn hoặc khó ngủ. Thông thường, nếu được nghỉ ngơi hợp lý tâm trạng này sẽ được cải thiện trong vòng 2 tuần sau khi sinh. Nhưng nếu tâm trạng của bạn thay đổi theo hướng xấu như: không được ngủ nhiều hay cảm thấy mình bất lực và quá áp lực khi chăm con, điều này cho thấy bạn đang bị trầm cảm sau sinh. Căn bệnh này rất nguy hiểm cho bản thân và cả em bé nữa, vậy nên bạn nên cần đến sự trợ giúp của chuyên gia.
Xem thêm: chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà.