Thời tiết giao mùa vào mùa lạnh, tình trạng cảm cúm diễn ra nhiều khiến trẻ chảy mũi nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn có biết rằng màu nước mũi thực sự có thể nói lên nhiều điều về tình trạng sức khỏe của mình? Dịch nhầy đóng vai trò quan trọng trong cơ thể bạn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và chống lại vi khuẩn, virus và bụi có thể xâm nhập vào cơ thể qua mũi. Do vậy, nước mũi có thể có nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc vào cách cơ thể thích nghi với tác nhân gây bệnh.

màu nước mũi trẻ

Nước mũi trẻ trong

Nước mũi trong là một điều bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu trẻ bị chảy nước mũi nhiều, trẻ có thể bị dị ứng. Cha mẹ có thể dùng sản phẩm xịt mũi kiểm soát viêm mũi dị ứng Mitoin cho trẻ nhằm hỗ trợ điều trị các triệu ứng của viêm mũi dị ứng như chảy nước mũi, sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng theo mùa.

Nước mũi đục

Khi trẻ bị nghẹt mũi, bạn có thể nhận thấy nước mũi của trẻ đục và vón hơn bình thường. Tình trạng này xuất hiện khi chất nhầy mất nước và trở nên đục hơn kèm theo các triệu chứng khác bao gồm đau họng, nghẹt mũi, ho hoặc sốt nhẹ. Khi nước mũi bắt đầu chuyển đục, bạn nên lưu ý vệ sinh mũi trẻ thường xuyên, đồng thời bổ sung đủ nước cho trẻ nhằm hạn chế tình trạng tiến triển bệnh đường hô hấp.

Nước mũi màu vàng

Nước mũi trẻ có màu vàng là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang chống lại nhiễm trùng. Các tế bào bạch cầu đang chống lại virus hoặc vi khuẩn khiến nước mũi có màu vàng hoặc hơi nâu. 

Mặc dù nước mũi màu vàng không phải là điều đáng lo ngại, nhưng bạn nên theo dõi tình trạng của trẻ để xác định mức độ viêm của trẻ. Đồng thời cha mẹ vẫn nên vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên nhằm hạn chế tình trạng viêm mũi tiến triển xấu. Nếu sau 10 ngày mà nước mũi trẻ vẫn có màu vàng và không thuyên giảm khiến trẻ khó chịu, lúc này bạn nên đưa trẻ đi khám vì rất dễ có dị vật hoặc tác nhân nào đó gây viêm kéo dài.

Nước mũi màu xanh

Khi nước mũi của trẻ có màu xanh, có nghĩa là tế bào bạch cầu đang được kích hoạt hoạt động và các chất thải khiến nước mũi có màu xanh. Vậy nên, khi nước mũi có màu xanh cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc viêm xoang. Các triệu chứng khác bao gồm nghẹt mũi hoặc đau đầu. Nếu tình trạng của trẻ có nước mũi xanh kèm theo đau đầu và sốt, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên môn để được bác sĩ khám và thực hiện rửa mũi tại phòng khám.

Nước mũi màu đỏ/ hồng

Nước mũi trẻ có màu đỏ hoặc hồng thường do trong dịch mũi chứa máu và cho thấy đường mũi của trẻ bị khô, bị kích ứng hoặc trẻ đã bị chấn thương mũi hay có vết xước niêm mạc mũi. Điều này có thể xảy ra nếu trẻ bị tác động vật lý vào mũi (bị đánh, bị ngã hoặc tự làm trầy xước mũi do ngoáy mũi) hay do thời tiết lạnh, hanh khô. 

Để khắc phục tình trạng này, trẻ nên được xịt nước muối sinh lý để thoát khỏi tình trạng khô mũi. Nếu trẻ sổ mũi kèm theo chảy máu cam quá nhiều hoặc trẻ khó thở bạn nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức.

Nước mũi màu nâu hoặc cam

Nước mũi trẻ màu nâu hoặc cam thường theo sau nước mũi màu đỏ/ hồng và do máu khô đọng trong mũi. Tình trạng này cũng có thể xảy ra nếu trẻ hít phải nhiều chất ô nhiễm hoặc bụi bẩn làm chát nhầy có màu nâu hoặc cam.

Nước mũi đen

Nước mũi đen thường có nghĩa là trẻ đã bị nhiễm nấm. Mặc dù tình trạng này không phổ biến nhưng nó vô cùng nghiêm trọng và bạn nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Đôi khi, nước mũi đen cũng có thể có nếu trẻ hít phải quá nhiều khói hoặc bụi bẩn.

Màu của nước mũi trẻ có thể giúp bạn nhận biết được tình trạng bệnh của trẻ. Nếu bạn nhận thấy sự thay đổi màu nước mũi hoặc sự thay đổi này kèm theo các triệu chứng khác như khó thở, mất nước, đau hoặc các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày, bạn nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi và vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh mũi DKsalt baby giúp trẻ thoải mái hơn và giảm tình trạng bệnh của trẻ.

Xem thêm: Dung dịch vệ sinh mũi DKsalt baby.