Hầu hết trẻ sơ sinh đều vặn mình, tuy nhiên mức độ ở mỗi trẻ là khác nhau. Điều này có thể khá bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu một số bệnh tiềm ẩn ở trẻ. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh hay trớ mỗi khi vặn mình khiến cha mẹ lo lắng về những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ hay trớ mỗi khi vặn mình
Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh thường vặn mình trong 3 tháng đầu tiên sau sinh, biểu hiện của trẻ như gồng người, đỏ mặt chỉ trong vài phút rồi tự khỏi. Đây là một hiện tượng bình thường ở trẻ, tuy nhiên nếu đi kèm một số biểu hiện khác như: vặn mình nhiều về đêm, xuất hiện rụng tóc vành khăn, đây có thể là vấn đề bệnh lý cha mẹ cần lưu ý.
Một số nguyên nhân khiến trẻ hay vặn mình như:
- Thiếu hụt vitamin D: Trẻ khó ngủ, ngủ ít, hay thức giấc vào đêm, chậm tăng cân.
- Thiếu canxi: Trẻ dễ giật mình, thở khò khè, hay nôn trớ.
Tại sao trẻ sơ sinh hay trớ?
Có nhiều lý do khiến trẻ sơ sinh hay trớ như:
- Cách chăm sóc và cho trẻ ăn không đúng cách: trẻ ăn quá nhiều, mẹ cho trẻ bú chưa đúng tư thế khiến trẻ bị hít phải khí, trẻ vừa ăn no không được ợ hơi mà đã nằm ngay, quấn tã quá chặt khiến trẻ khó chịu.
- Trẻ bị một số bệnh tiêu hóa: trào ngược dạ dày thực quản, viêm đường hô hấp trên, tăng áp lực nội sọ, nhiễm trùng thần kinh.
- Một số bệnh lý ngoại khoa: trẻ bị dị tật đường tiêu hóa, trẻ bị tắc ruột, xoắn ruột.
Cách phòng tránh trẻ sơ sinh hay bị trớ mỗi khi vặn mình
Trẻ sơ sinh rất hay bị trớ và trớ nhiều lần trong ngày, vì vậy cha mẹ nên tìm hiểu thêm về một số nguyên nhân cũng như các biện pháp phòng tránh và điều trị khi trẻ bị trớ.
Khi trẻ bị trớ, mẹ nên giữ bình tĩnh và không bế xốc trẻ lên khiến trẻ càng hoảng sợ hơn. Bạn nên giúp bé bình tĩnh, dùng khăn lau miệng cho trẻ, nếu trẻ bị ọc sữa lên mũi, mẹ cần vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
Một số phương pháp mẹ có thể phòng tránh giúp hạn chế tình trạng trẻ bị trớ như:
- Chia nhỏ cữ bú để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, sau khi trẻ bú nên bế trẻ tầm 10-15 phút giúp trẻ ợ hơi dễ dàng hơn.
- Không nên để trẻ quá đói rồi mới cho trẻ bú.
- Khi trẻ bú nên cho trẻ bú đúng tư thế và giúp trẻ tập trung khi bú.
- Trẻ sau khi bú xong cần được ợ hơi đúng cách.
- Không nên ép trẻ bú quá nhiều.
- Cần bổ sung vitamin D nhằm phòng ngừa tình trạng vặn mình ở trẻ.
Khi nào cần đưa trẻ đi thăm khám
Có thể việc trẻ sơ sinh trớ là hiện tượng bình thường hay gặp, tuy nhiên một số trường hợp cha mẹ cần lưu ý và đưa trẻ đi khám kịp thời như:
- Trẻ khó ngủ về đêm, hay vặn mình.
- Trẻ liên tục trớ mà không khỏi.
- Trẻ có hiện tượng nôn trớ kèm quấy khóc nhiều.
Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện nào khó chịu ở trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để có hướng điều trị hợp lý. Ngoài ra, cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ một số sản phẩm bổ sung vitamin D như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Emkao Plus giúp giảm tình trạng vặn mình ở trẻ. Từ đó, giảm tình trạng nôn trớ và một số bệnh lý về thiếu canxi ở trẻ.
Mặc dù tình trạng trẻ sơ sinh hay trớ mỗi khi vặn mình là điều bình thường. Tuy nhiên, những triệu chứng đi kèm như trẻ trớ nhiều liên tục, trớ kèm theo các biểu hiện khiến trẻ khó chịu có thể tiềm ẩn một số bệnh lý nguy hiểm cho trẻ. Vậy nên, các bậc cha mẹ nên lưu ý hơn về tình trạng của con cũng như có những kiến thức và biện pháp cơ bản giúp con dễ chịu hơn khi bị nôn trớ. Trong trường hợp trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm cần được can thiệp y tế như: quấy khóc nhiều, sốt, nôn nhiều bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Nên cho trẻ uống vitamin D3, K2 vào thời điểm nào?