Chùm ngây – loài thuốc thảo dược với nhiều những công dụng đặc biệt. Người ta trồng chùm ngây để lấy thuốc và lấy lá làm rau ăn hằng ngày. Lá chùm ngây có tác dụng gì? Liệu có thể sử dụng chùm ngây như một loại lá tắm được không? Tìm hiểu về công dụng của chùm ngây trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguồn gốc, đặc tính, cách gieo trồng chùm ngây

Chùm ngây là thảo dược thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae) với nhiều tên gọi khác nhau cây cải ngựa, ba đậu dại, cây dùi trống,… Chùm ngây có nguồn gốc từ vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pakistan. Cây được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam từ Quảng Nam, Quảng Ngãi…Trước đây cây còn là loài cây mọc hoang nhưng từ sau khi biết được giá trị về dược liệu và dinh dưỡng người ta trồng chùm ngây trong vườn nhà để làm thuốc và rau ăn hằng ngày.

Lá chùm ngây mọc đối xứng

Lá chùm ngây mọc đối xứng

Chùm ngây là loài cây ưa sáng và ưa khí hậu nhiệt đới. Có thể gieo trồng loại thảo dược này bằng hạt hoặc lựa chọn phương pháp giâm cành. Phương pháp giâm cành có thể giúp cho việc nhân giống đạt hiệu quả cao hơn.

Lá chùm ngây mọc kép, so le với nhau và đối xứng. Cụm hoa mọc thành chuỳ ở kẽ lá, hoa màu trắng giống như hoa họ đậu. Mùa hoa vào tháng 4 đến tháng 6 hằng năm tiếp đó là mùa quả từ tháng 7 đến tháng 9. Quả không ăn được.

2. Lá chùm ngây có tác dụng gì?

Chùm ngây là loài cây cho lá có hàm lượng dinh dưỡng cao. So sánh giá trị dinh dưỡng của rau chùm ngây với các loại thực phẩm khác thì hàm lượng dinh dưỡng của chùm ngây cao hơn nhiều. Ví dụ hàm lượng K trong 100g của chuối là 88 mg của chùm ngây là 259 mg. Chùm ngây cao hơn gấp 3 lần so với chuối. Bạn có thể theo dõi hàm lượng dinh dưỡng trong bảng dưới đây:

Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g lá chùm ngây tươi

Năng lượng 268 kJ (64 kcal)
Cacbohydrat 8.28 g
Chất xơ  2 g
Chất béo 1.4 g
Chất đạm 9.4 g
Vitamin
Vitamin A equiv. 378 μg
Thiamine (B1) 0.257 mg
Riboflavin (B2) 0.66 mg
Niacin (B3) 2.22 mg
Pantothenic acid (B5) 0.125 mg
Vitamin B6 1.2 mg
Folate (B9) 40 μg
Vitamin C 51.7 mg
Chất khoáng
Canxi 185 mg
Sắt 4 mg
Magiê 147 mg
Mangan 1.063 mg
Phốt pho 112 mg
Kali 337 mg
Natri 9 mg
Kẽm 0.6 mg

Lá chùm ngây còn có nhiều dưỡng chất hơn cả quả và hoá. Nếu tính theo trong lượng vitamin C cao hơn cam gấp 7 lần, vitamin A hơn cà rốt 4 lần, canxi gấp 4 lần sữa, sắt hơn 3 lần cải bó xôi và đạm nhiều gấp đôi sữa chua & potassium gấp 3 lần trái chuối. Chùm ngây là một trong những loài cây hữu dụng bậc nhất trên thế giới bởi toàn bộ các phần trên cây của chùm ngây đều có thể được dùng làm thức ăn, phục vụ cho các mục đích khác nhau. Hiện tại chùm ngây đang được khuyến khích trồng ở nhiều quốc gia, vùng nghèo khó bởi lợi ích của cây đem lại. Chùm ngây là nguồn thức ăn tốt cho trẻ sơ sinh và bà mẹ sau sinh.

Chùm ngây vừa là rau vừa là thuốc

Chùm ngây vừa là rau vừa là thuốc

Công dụng điều trị bệnh của lá chùm ngây

Lá chùm ngây có tác dụng gì? Ngoài giá trị dinh dưỡng thì lá chùm ngây còn có tác dụng hỗ trợ và điều trị nhiều bệnh. Các nhà khoa học sau khi phân tích đã tìm thấy trong lá chùm ngây có chứa hoạt chất như phenolic, flavonoid  và 2 alcaloid là moringa và moringinin. Hàm lượng silymarin trong lá có khả năng cải thiện men gan, bảo vệ gan khỏi tác động do hấp thụ nhiều chất béo. Lá còn có công dụng điều trị huyết áp, ổn định huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hàm lượng chất chống oxy hoá trong chùm ngây dồi dào, sử dụng loại rau này thường xuyên loại bỏ cholesterol xấu trong máu, nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Theo nghiên cứu của nhà khoa học Yu Yang cùng cộng sự vào năm 2019 đã chứng minh rằng, lượng kẽm, chất chống oxy hóa và vitamin C trong lá chùm ngây có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó giúp ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn gây bệnh.

lưu ý khi sử dụng lá chùm ngây

lưu ý khi sử dụng lá chùm ngây

3. Những lưu ý khi sử dụng lá chùm ngây

  • Không sử dụng chùm ngây trong thời gian dài: Do chùm ngây là loại dược liệu nhiều vitamin C và canxi nên sử dụng trong thời gian dài sẽ gây thừa chất, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Chỉ nên sử dụng tối đa 3 lần/tuần.
  • Không dùng cho phụ nữa có thai do trong chùm ngây có chứa alpha 1-sitosterol khiến tử cung bị co giật và dễ sảy thai.
  • Không dùng vào buổi tối nhất là với đối tượng có tiền sử mất ngủ vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Không nên nấu quá kỹ để tối đa hoá hàm lượng dinh dưỡng có trong lá.

Lá chùm ngây có tác dụng gì? Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có những kiến thức về loài cây này. Bạn có thể tìm mua hạt giống chùm ngây trên các trang thương mại điện tử để có thể tự gieo trồng chùm ngây tại nhà.