Bạch đàn – loài cây thường để trồng theo năm để khai thác gỗ nhưng ít ai ngờ lá của loại cây này lại có nhiều công dụng đặc biệt. Lá bạch đàn có tác dụng gì? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của nuoctamthaoduoc.vip nhé!
1. Tìm hiểu về cây bạch đàn
Bạch đàn là tên thường gọi nhưng ngoài cái tên này thì loài cây này còn có một cái tên mỹ miều hơn: khuynh điệp. Tên gọi khuynh điệp là đặt theo hình dáng lá cong con như lưỡi liềm của cây. Ngoài ra trước đây cây còn có tên gọi khác là bạc hà do lá có mùi thơm giống mùi dầu bạc hà.
Có đến 700 loại bạch đàn và hầu hết đều có nguồn gốc từ Australia. Bạch đàn được trồng nhiều ở nước ta để khai thác lấy gỗ là chủ yếu. Cây thích hợp phát triển với môi trường đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu ở Việt Nam.
Lá bạch đàn thon dài cong cong với màu xanh hơi mốc trắng trên mặt lá. Lá bạch đàn chứa nhiều Eucalyptone thơm mùi dầu tràm. Hoa có cuống ngắn, trái hình bông khoảng 1cm bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu sậm. Ở Việt Nam có nhiều loại bạch đàn được trồng như bạch đàn đỏ, bạch đàn trắng, bạch đàn lá nhỏ, bạch đàn lá liễu,…Chủ yếu người dân trồng bạch đàn để khai thác gỗ vì là cây công nghiệp ngắn ngày từ 3-5 năm là có thể thu hoạch.
2. Công dụng của cây bạch đàn
Bạch đàn có 2 công dụng chủ yếu là khai thác gỗ và dùng để chiết xuất tinh dầu.
– Khai thác gỗ: Bạch đàn là giống cây sinh trưởng nhanh, cho chất lượng gỗ tốt và khả năng phát triển đồng đều. Thân thẳng đứng, tán nhọn, độ phân cành cao. Bạch đàn là loại cây công nghiệp ngắn ngày cho khai thác gỗ từ sau khoảng 3 – 5 năm. Người ta sử dụng gỗ bạch đàn ứng dụng vào nhiều ngành nghề như xây dựng, chế biến bột giấy, làm củi đốt…
– Lá bạch đàn để chiết xuất tinh dầu: Ngoài công dụng chính của bạch đàn là trồng cây lấy gỗ thì loại cây này có lá dùng để chiết xuất tinh dầu có tác dụng lớn trong y học. Lá bạch đàn dùng để chiết xuất và sản xuất dầu gió khuynh diệp. Đây cũng là một vị thuốc dân gian được áp dụng lâu đời. Tinh dầu có trong lá bạch đàn có tác dụng tốt để điều trị ho, thông đờm, điều trị đau nhức cơ, xương, ngứa ngoài da,…
– Ngoài ra một số nghiên cứu cho thấy lá của loài cây này có thể hút được vàng nano nếu được trồng ở những nơi có vàng. Tuy nhiên lượng vàng trong lá vô cùng thấp chỉ khoảng 0,000005% trọng lượng/lá. Dẫu vậy nhưng đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho các công ty khai khoáng.
3. Tắm lá bạch đàn có tác dụng gì?
Lá bạch đàn có chứa một lượng tinh dầu lớn dùng trong sản xuất dầu gió. Tinh dầu chiết xuất từ lá gọi là tinh dầu khuynh diệp. Tinh dầu này có tác dụng rất tốt với người bị ho, có đờm. Xông bằng tinh dầu khi ốm sẽ khiến cơ thể nhẹ nhõm và dễ chịu hơn nhiều.
Công dụng điển hình nhất khi tắm lá bạch đàn là có thể trị được ghẻ ngứa. Nhờ tinh dầu có mùi thơm và vị đắng trong lá nên khi đun nước bạch đàn tắm sẽ có khả năng trị ghẻ nước bởi ghẻ rất dị ứng với mùi thơm này. Tắm lá bạch đàn cũng có thể giảm bớt mùi hôi của cơ thể. Vào những ngày nắng nóng mồ hôi toát nhiều sau khi lao động, đặc biệt với những ai có mồ hôi dầu và có mùi nồng thì tắm nước lá bạch đàn vừa sạch lại vừa có thể giảm bớt mùi hôi của cơ thể.
Tắm lá bạch đàn trị có tác dụng gì? Trị ghẻ, giảm bớt mùi hôi khiến cơ thể thư giãn thoải mái là những công dụng lớn nhất của tinh dầu này. Ngoài bạch đàn thì còn rất nhiều những loại lá tắm, thảo mộc được chia sẻ tại nuoctamthaoduoc.vip. Có thời gian mẹ tìm hiểu thêm nhé!