Ngoài việc tắm bằng sữa tắm thông thường, nhiều bà mẹ Việt thích được sử dụng các loại lá thảo dược để nấu nước tắm cho bé. Vậy có nên tắm nước lá cho trẻ sơ sinh hay không? Cùng theo dõi bài viết ngay sau đây để được giải đáp nhé!
1. Cấu tạo của da bé
Da bé là lớp da bên ngoài bảo vệ cơ thể, có cấu tạo gồm 3 phần chính: biểu bì, hạ bì và mô dưới da. Da bé mới sinh mỏng manh và chưa phát triển toàn diện. Phải mất đến 3 năm thì da bé mới có thể phát triển đầy đủ các chức năng giống như da người lớn. Một vài những đặc điểm riêng biệt của da bé mà các bậc phụ huynh cần chú ý:
- Độ PH của da trẻ sơ sinh khi mới ra đời là trung tính. Độ PH sẽ giảm đều và chứa nhiều axit hơn khi bé lớn lên. Việc này cũng đồng nghĩa với việc da trẻ em nhạy cảm và dễ kích ứng hơn.
- Da bé cũng dễ bị khô hơn so với da người lớn do da trẻ mỏng hơn. Da trẻ mỏng cũng dễ tổn thương hơn khi gặp các tác nhân từ bên ngoài.
- Da của trẻ em mỏng hơn da người lớn 30% nên nhiệt độ nước tắm cho bé cũng cần thấp hơn.
- Da bé dễ bị kích ứng bởi các chất có trong mỹ phẩm, thuốc nhuộm quần áo, chất tạo mùi và chất bảo quản trong sản phẩm dành cho em bé.
2. Các hợp chất có lợi của các loại lá
Sử dụng các loại lá thảo dược hoặc các sản phẩm tự nhiên oganic trong việc chăm sóc con là điều mà nhiều mẹ quan tâm. Thực chất có rất nhiều loại lá, thảo dược là những bài thuốc tắm lá cho bé được lưu truyền lâu đời có khả năng trị ngứa, dị ứng, rôm sảy, mẩn đỏ cho em bé. Mỗi loại thảo dược lại mang một đặc tính và chứa các chất khác nhau:
- Tràm gió: Mang tính ấm, có khả năng phòng ngừa cảm cúm, có tính sát khuẩn tốt
- Màng tang: Có khả năng chống viêm, trị rôm sảy, mùi thơm của màng tang có khả năng xua đuổi muỗi và côn trùng
- Sả chanh: Mùi thơm dễ chịu, chống cảm lạnh, kháng khuẩn, khử trùng, xua đuổi côn trùng
- Mùi ta: Hương thơm dễ chịu, có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, có chất chống oxy hoá mạnh
- Chè xanh: Tính mát, thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, nhanh lành vết thương, trị mẩn ngứa, lở loét, mụn nhọt, rôm sảy
- Kim ngân: Có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có khả năng thanh nhiệt, là chất kháng sinh tự nhiên hiệu quả trên nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh phổ biến trên da
- Ngải cứu: Vị đắng, có khả năng làm dịu da, làm sạch da, không gây kích ứng trên mọi loại da
- Sài đất: Vị đắng, hơi cay, tính mát có khả năng giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn, loại bỏ mụn mủ
- Kinh giới: Vị cay, mùi thơm dễ chịu, giúp toát mồ hôi, điều trị sởi mới phát, mẩn ngứa
- Ổi: Chứa nhiều chất oxy hoá tự nhiên, diệt khuẩn, chống viêm…
Ngoài các loại lá được giới thiệu dưới đây còn rất nhiều những loại thảo dược ngoài tự nhiên được dùng như một loại thuốc có khả năng chữa bệnh như dâu tằm, khổ qua, lá khế….
3. Có nên tắm nước lá cho trẻ sơ sinh không? Những lưu ý khi tắm lá cho bé
Vậy có nên tắm nước lá cho trẻ sơ sinh không? Đương nhiên là có. Các loại lá tắm cho bé vừa mang tính an toàn đối với da bé mà không bị ảnh hưởng bởi hoá chất hay chất bảo quản. Việc tắm nước lá cho bé giúp cho bé không chỉ loại bỏ được các bệnh về da trong quãng thời gian phát triển đầu đời của con mà còn rất an toàn cho làn da nhạy cảm của bé con.
Ngoài việc sử dụng các loại lá tắm cho bé tuỳ theo tình trạng da bé mẹ cũng cần lưu ý:
- Nguồn gốc của lá cần rõ ràng
- Sử dụng đúng loại lá cho tình trạng da bé. Nếu mẹ muốn tắm lá cho bé nên chuẩn bị kiến thức về công dụng của lá trước để tránh trường hợp bé bị dị ứng.
- Một vài loại lá có lông, thay vì đun lá trực tiếp mẹ nên giã để chắt nước pha với nước tắm của bé con.
- Trường hợp bé bị rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da cơ địa có những vết thương hở do bé gãi thì thay vì tắm thông thường mẹ chỉ nên dùng khăn thấm nước để vệ sinh cơ thể cho bé
- Sử dụng nước tắm thảo dược để thay cho việc nấu lá tắm mỗi ngày mà có tác dụng tốt hơn.
Vậy có nên tắm nước lá cho trẻ sơ sinh hay không? Việc tắm lá cho bé là hoàn toàn là điều mà mẹ nên làm. Điều quan trọng là mẹ cần tìm đúng loại và trị đúng bệnh cho bé yêu!