Cỏ mực hay còn biết đến là cây nhọ nồi, loài cây vô cùng quen thuộc nhất là đối với người ở nông thôn hoặc khu vực miền núi. Cỏ mực được biết đến là bài thuốc cầm máu nổi tiếng mà ai cũng biết. Vậy ngoài cầm máu cỏ mực trị bệnh gì? Đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu thêm về giá trị, dược tính của loài cây này!

1. Cỏ mực hay còn biết đến là cây nhọ nồi

Cỏ mực có nhiều tên gọi khác nhau như cây nhọ nồi hay hàn liên thảo. Cỏ mực thuộc họ Cúc có thể nhận biết qua hoa của cây rất giống với hoa cúc. Cỏ mực có tên khoa học là Eclipta alba Hassk.

Cỏ mực là loại cây mọc một hay nhiều năm có thể mọc đứng hoặc bò. Cỏ mực là cây thân thảo, khi mọc đứng cây có thể cao đến tối đa 80cm, thân có lông cứng. Lá của cây mọc đối có lông 2 mặt. Cụm hoa hình đầu màu trắng mọc ở kẽ lá, đầu cành. Quả bế 3 cạnh, đầu cụt. Cỏ mực là cây học hoang khắp nơi ở nước ta. Cây được gọi là cỏ mực hay nhọ nồi vì khi vò nát cây chảy ra thứ nước xen nhựa như mực đen, nhọ nồi.

Cỏ mực thuộc họ cúc

Cỏ mực thuộc họ cúc

Trong cỏ mực có chứa ít tinh dầu, tannin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin. Theo y học cổ truyền cỏ mực có vị ngọt, chua, tính lương (mát huyết) và có nhiều công dụng đặc biệt.

2. Cỏ mực trị bệnh gì?

Cỏ mực – vị thuốc Đông y cầm máu hữu hiệu

Cỏ mực là loại thảo mộc có khả năng cầm máu vô cùng hiệu quả. Từ thời xa xưa người ta đã biết công hiệu đặc biệt của loài cỏ này. Sách cổ thời Đường có viết người bị chảy máu dữ dội dùng cỏ mực giã nát đắp sẽ cầm được máu.

Cỏ mực - vị thuốc Đông y cầm máu hữu hiệu

Cỏ mực – vị thuốc Đông y cầm máu hữu hiệu

Viện Dược liệu Việt Nam từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ mực đã nhận ra rằng các thành phần của cỏ mực có khả năng chống lại tác dụng của dicumiarin (thuốc chống đông). Cỏ mực có khả năng cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung. Ngoài ra cỏ mực tuy không gây giãn mạch, không hạ huyết áp nhưng có thể gây sảy thai.

Cỏ mực dùng trong các trường hợp cầm máu, tiểu ra máu hay trĩ chỉ cần sắc nước uống hoặc đắp lên vết thương mà không cần phụ trợ thêm bất kỳ vị thuốc nào khác.

Hạ nhiệt, phòng rôm sảy, phát ban, viêm nhiễm ở trẻ nhỏ

Hạ nhiệt, phòng rôm sảy, phát ban, viêm nhiễm ở trẻ nhỏ

Hạ nhiệt, phòng rôm sảy, phát ban, viêm nhiễm ở trẻ nhỏ

Nhờ đặc tính mát của cỏ mực mà từ xưa đến nay người dân thường sử dụng nước tắm từ cây cỏ mực để hạ nhiệt, phòng rôm sảy, phát ban và viêm nhiễm ở trẻ nhỏ. Nhờ đặc tính không độc nên các mẹ có thể an tâm dùng cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.

Cách thức nước lá:

  • 1 nắm cây cỏ mực (tươi hoặc khô) rửa sạch
  • Đun cùng với 1 – 1.5l nước sạch
  • Sau khi nước sôi mẹ có thể để nguội hoặc hoà cùng nước lạnh để tắm cho bé.

Cỏ mực trị bệnh gì? Có rất nhiều những bài thuốc liên quan đến cỏ mực nhưng 2 công dụng lớn nhất của cây là cầm máu và khả năng thanh nhiệt. Chia sẻ thêm những bài thuốc bổ ích về loại thảo dược này và tìm hiểu nhiều bài thuốc tắm khác cho bé trong website của nuoctamthaoduoc.vip nhé!