Cỏ mần trầu tên gọi tuy mới lạ với nhiều người nhưng chắc chắn bạn đã có thể nhìn thấy được hình ảnh của loại cỏ này ở bất cứ đâu bởi sức sống mạnh mẽ. Cũng không nhiều người biết rằng loại cỏ tưởng như vô dụng này lại có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Cùng tìm hiểu cỏ mần trầu có tác dụng gì trong bài viết dưới đây nhé!
1. Hiểu về cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu còn có nhiều tên gọi khác như Ngưu cân thảo, thanh tâm thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chì tía, cỏ bắc…Tuy với nhiều tên gọi khác nhau nhưng cỏ mần trầu là tên gọi được biết đến nhiều nhất. Cỏ mần trầu thuộc thân thảo, họ Lúa mọc sum suê thành cụm. Thân cây phân nhánh và mọc bò dài, lá hình dải nhọn, bẹ lá có lông.
Hoa mần trầu gắn liền với tuổi thơ của nhiều trẻ em ở nông thôn với những trò chơi. Cụm hoa mọc thành bông gồm 5 – 7 bông mọc ở ngọn. Quả thuôn dài gần như 3 cạnh dài 3-4 mm.
Cỏ mần trầu cũng là loại cỏ có sức sống mãnh liệt và khả năng mọc ở mọi môi trường. Cây ưa môi trường ẩm, ưa sáng và cả bóng râm. Ở Việt Nam bạn có thể dễ dàng nhìn thấy cỏ mần trầu ở khắp mọi nơi từ ngõ ngách, bãi cát, ruộng lúa cho đến vùng núi cao… Với điều kiện khí hậu thuận lợi ở nước ta cỏ mần trầu phát triển quanh năm đôi khi còn mọc lấn át cây trồng. Đối với cây non chưa ra hoa nông dân có thể thu hái làm thức ăn cho trâu, bò.
2. Cỏ mần trầu có tác dụng gì
Là loại cỏ có thể dễ dàng phát triển mọc ở mọi nơi và có nhiều công dụng tốt với sức khoẻ nhưng lại không nhiều người biết về những tác dụng này. Cỏ mần trầu chứa các dược chất như flavonoid, phenol, steroid, tanin, courmarin, saponin,… Đây đều là những chất có lợi trong việc điều trị bệnh lý. Dưới đây là 5 tác dụng điển hình và thường xuyên được áp dụng của cỏ mần trầu trong các bài thuốc dân gian cổ truyền.
Thanh nhiệt, giải độc
Theo Đông y, cỏ mần trầu vị nhạt, tính mát có khả năng thanh nhiệt giúp ra mồ hôi, mát gan, chữa không ra mồ hôi được. Mỗi ngày chỉ cần sắc nước uống từ 20 – 40gr là bạn sẽ thấy ngay được tác dụng lợi tiểu và toát mồ hôi.
Chữa bạc tóc
Chữa bạc tóc theo bài thuốc dân tộc Dao ở Hà Giang cần phải sử dụng một vị thuốc là cỏ mần trầu theo 2 phương thức là thuốc uống và dùng ngoài.
- Đối với thuốc uống cần có: mần trầu (10g), vỏ thân cây ngũ ga bì (15g), rễ cây khúc khắc (25g), cây nhân trần (5g), vỏ thân đỗ trọng (15g), rễ cam thảo (5g). Nếu uống vào mùa đông có thể thêm 5g gừng để tăng nhiệt cho cơ thể. Sắc nước giống như sắc thuốc bắc và uống sau bữa ăn 15 phút. Lưu ý thêm: Kiêng chất tanh, chất kích thích, rau muống, cà chua. Phụ nữ có thai hoặc đang có kinh không được dùng.
- Đối với thuốc dùng ngoài để ngâm gội đầu cần có cỏ mần trầu 200gr, bồ kết 3 trái nấu với 2 lit nước sôi. Để lửa nhỏ và đun để chắt lấy nước đặc, dùng để ngâm gội đầu.
Chữa huyết áp cao
Cỏ mần trầu có tác dụng gì? Chữa tăng huyết áp đặc biệt hiệu quả chỉ cần uống nước cỏ mần trầu. Bạn có thể sử dụng nước đun từ cỏ mần trầu thay cho nước uống hằng ngày sẽ giúp huyết áp được cân bằng.
Hạ sốt, kháng viêm
Cỏ mần trầu còn có tác dụng kháng viêm, hạ sốt hiệu quả. Theo nghiên cứu hoạt chất C-glycosylflavones trong cỏ mần trầu có tác dụng kháng viêm hiệu quả trên đường hô hấp ở nhóm chuột mắc cúm hoặc viêm phổi. Cũng theo nghiên cứu mới đây, chiết xuất cỏ mần trầu có tác dụng hạ sốt rõ rệt ở nhóm chuột được gây sốt. Khi bị nóng sốt, nổi mẩn đỏ bạn có thể làm theo công thức: 16g cỏ mần trầu, 16g rễ cỏ tranh sẵc nước uống trong 1 ngày là triệu chứng sẽ thuyên giảm.
Kháng khuẩn
Cỏ mần trầu có tác dụng kháng khuẩn mức độ từ thấp tới vừa đối với các loại vi khuẩn: Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella choleraesuis. Vì thế sử dụng nước cỏ mần trầu để nấu nước tắm cho con vừa sạch sẽ, an toàn lại phòng ngừa được vi khuẩn. Tắm cho bé bằng cỏ mần trầu sẽ giúp bé thoải mái hơn sau mỗi lần vui chơi vận động.
Lưu ý là mẹ cần phải lọc nước để loại bỏ cặn lá trước khi tắm cho bé để tránh cặn lá bám trên da con.
Cỏ mần trầu có tác dụng gì? 5 công dụng điển hình trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại cỏ dại này. Chia sẻ thêm với nuoctamthaoduoc.vip về các loại lá tắm, thảo dược tắm nếu mẹ biết nhé!