Xông hơ lá trầu được nhiều người sử dụng như một mẹo dân gian để chăm sóc cho bé con. Có nên xông lá trầu cho trẻ sơ sinh hay không? Cùng tìm hiểu về xông, cách hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh đúng trong bài viết dưới đây.

1. Công dụng của lá trầu không

Trầu không không chỉ là một lễ vật không thể thiếu trong các lễ cưới hỏi của người Việt mà trầu không còn là một loại dược liệu được sử dụng rộng rãi và lưu truyền như bài thuốc lá lâu đời.  Trầu không có thân dây leo nên thường được trồng thành bụi chung dưới gốc cau hoặc sau bờ tường. Trầu không có tính nóng, ấm, mùi thơm. Cả lá và thân đều có chứa tinh dầu thường được sử dụng trong chiết xuất, dược phẩm.

Lá trầu không là loại thảo dược quen thuộc

Lá trầu không là loại thảo dược quen thuộc

Trầu không có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm tốt do chứa các thành phần phenol là Betel phenol và Chavicol. Trầu không được ứng dụng để trị các bệnh liên quan đến cảm cúm, viêm da, mẩn ngứa, viêm phụ khoa của phụ nữ…

Đối với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh người ta không xông trầu không bằng cách đun nước thông thường mà hơ lá trầu cho em bé. Hơ lá trầu không cho em bé đúng cách sẽ giúp bé tiêu diệt một số vi khuẩn và cũng là mẹo để bé nín khóc.

2. Xông lá trầu cho trẻ sơ sinh

Xông lá trầu không cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ, bà áp dụng trong việc chăm sóc em bé. Các mẹ có thể theo dõi tổng hợp  cách làm ngay dưới đây:

Hơ lá trầu không giúp bé chóng nín khóc

Với nhiều trẻ sơ sinh, việc khóc lâu sẽ khiến bé bị mệt và cổ bé khô, ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần và sức khoẻ của bé. Vì vậy hơ lá trầu cho bé cũng là một mẹo được mách lại và áp dụng từ lâu đời.

Lá trầu không được hơ ấm với nhiệt độ thích hợp với da bé. Áp lá trầu được hơ vào rốn bé, sau đó mẹ ấp bé vào lòng, áp bụng bé vào bụng mẹ. Cách này có thể áp dụng rất hiệu quả đối với trẻ hay khóc đêm.

Hơ lá trầu không giúp bé chóng nín khóc

Hơ lá trầu không giúp bé chóng nín khóc

Hơ lá trầu không chữa nấc cụt

Lá trầu không rửa sạch, hơ nóng ở nhiệt độ phù hợp và vẫn còn giữ được độ ấm. Áp lá trầu không ấm vào thóp bé. Giữ nguyên lá trầu không sẽ giúp trẻ bớt nấc cụt.

Chữa khó tiêu bằng lá trầu không

Nếu trẻ bị đầy bụng khó tiêu mẹ cũng có thể dùng lá trầu không được hơ nóng áp lên bụng bé sau đó dùng tay vuốt nhẹ bụng theo chiều xuống dưới trong khoảng 5 phút.

3. Những lưu ý trong việc hơ lá trầu xông cho trẻ sơ sinh

Ngoài việc hơ lá trầu cho bé ở nhiệt độ thích hợp thì mẹ, bà, bố cần lưu ý một vài điều sau:

  • Cần mua, tìm lá trầu không có nguồn gốc rõ ràng. Lựa chọn lá lành và rửa sạch lá trầu với nước muối loãng và để ráo trước khi hơ.
  • Nên kiểm tra nhiệt độ bằng cổ tay trước khi áp lên da bé để tránh cho bé bị bỏng bởi da bé rất mỏng.
  • Nên vò lá hơi nát để lấy tinh dầu trước khi hơ.
  • Trẻ dưới 1 tuổi không uống nước cốt lá trầu.
  • Không áp lên các vùng da bé bị trầy xước.
  • Mẹ nên thực hiện đều đặn tuần 1 – 2 lần trong khoảng thời gian 1 – 2 tháng để bé cứng cáp và ít đau ốm sau này.
lưu ý trong việc hơ lá trầu xông cho trẻ sơ sinh

lưu ý trong việc hơ lá trầu xông cho trẻ sơ sinh

Xông hơ bằng lá trầu có nhiều tác dụng tuyệt vời từ việc giữ ấm, giúp bé nín khóc đêm, chứa nấc cụt…Nếu mẹ còn áp dụng việc hơ lá trầu vào những công dụng gì mẹ có thể comment thêm để nhiều mẹ khác có thể biết được những mẹo hay trong chăm sóc bé yêu nhà mình nhé!