Tình trạng tiêu chảy chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi và phổ biến hơn ở các bé trai. Chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày của trẻ đôi khi là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Thông thường trẻ bị tiêu chảy sẽ nhanh khỏi trong vòng 1 đến 3 ngày, tuy nhiên nếu tiêu chảy nặng kéo dài và dai dẳng bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ em là gì?

Tiêu chảy là tình trạng phân lỏng, chảy nước và trẻ đi vệ sinh thường xuyên hơn. Tiêu chảy là một vấn đề phổ biến thường gặp ở trẻ, có thể kéo dài từ 1 đến 3 ngày và tự khỏi. Nếu tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày, con bạn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng hơn. Tình trạng tiêu chảy có thể được phân thành 2 loại sau:

  • Cấp tính: tiêu chảy kéo dài 1 đến 3 ngày rồi khỏi. Nguyên nhân chủ yếu do thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm hoặc trẻ bị nhiễm virus.
  • Mãn tính: tình trạng tiêu chảy kéo dài trong nhiều tuần. Điều này có thể do một số vấn đề sức khỏe gây ra như hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.

Triệu chứng khi trẻ bị tiêu chảy

Các triệu chứng của tình trạng tiêu chảy có thể khác nhau ở mỗi đứa trẻ, chúng bao gồm:

  • Đau bụng. 
  • Chướng bụng.
  • Khó chịu ở dạ dày.
  • Cần đi vệ sinh gấp.
  • Sốt.
  • Phân có máu.
  • Mất nước.
  • Tiểu không tự chủ.

Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy có thể giống như các vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên nếu tiêu chảy nặng, dai dẳng hoặc ra máu có thể là dấu hiệu cần được can thiệp y tế kịp thời.

 

Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân bao gồm:

  • Nhiễm vi khuẩn.
  • Nhiễm virus.
  • Khó tiêu hóa thức ăn.
  • Hệ thống miễn dịch phản ứng với một số loại thực phẩm.
  • Ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn hoặc nước uống.
  • Phản ứng với thuốc trẻ đang sử dụng.
  • Bệnh đường ruột: hội chứng ruột kích thích.
  • Phẫu thuật dạ dày hoặc túi mật.

Trẻ em khi đi du lịch ở một số nước ngoài có nguy cơ bị tiêu chảy. Điều này xảy ra do sử dụng thực phẩm hoặc nước uống không an toàn do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng.

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy phụ thuộc vào triệu chứng, tuổi tác và sức khỏe chung của trẻ. Ngoài ra, tình trạng này còn bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mất nước là mối nguy hiểm chính của bệnh tiêu chảy, hầu hết các trường hợp điều trị bằng cách bù nước. Thuốc kháng sinh có thể được kê khi nguyên nhân nhiễm trùng là do vi khuẩn. 

Trẻ nên được uống nhiều nước, điều này giúp bổ sung lượng chất lỏng bị mất, một số nguồn chất lỏng phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ như:

  • Cung cấp đồ uống dạng điện giải. 
  • Tránh xa các đồ uống thể thao mang tính thương mại. 
  • Không cho trẻ uống nước trái cây hoặc coca, điều này khiến tình trạng của trẻ tệ hơn. 
  • Không nên cho trẻ uống quá nhiều nước lọc một lúc. 
  • Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ.
  • Tiếp tục duy trì cho bé ăn sữa công thức.

Phòng bệnh ngăn ngừa trẻ bị tiêu chảy

Vắc xin rotavirus có thể ngăn ngừa tiêu chảy và nôn mửa do rotavirus gây ra. Rotavirus là một bệnh nhiễm virut ở đường tiêu hóa, nó có thể gây mất nước cho trẻ. 

Khi đi du lịch, bạn nên đảm bảo mọi thứ con ăn và uống đều an toàn. Một số lời khuyên an toàn khi đi du lịch như:

  • Không uống nước máy hoặc dùng nước này để đánh răng. 
  • Không sử dụng đá làm từ nước máy. 
  • Không uống sữa chua chưa tiệt trùng. 
  • Không ăn trái cây và rau sống trừ khi bạn tự rửa và gọt vỏ. 
  • Không ăn thịt sống hoặc chưa nấu chín. 
  • Không ăn thức ăn từ những người bán hàng rong hoặc xe bán đồ ăn. 
  • Kiểm tra sức khỏe của con bạn trước khi đi du lịch.

Mặc dù tình trạng trẻ bị tiêu chảy là vấn đề khá phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy nhiên bệnh cần được kiểm soát và bù nước, điện giải kịp thời. Trong trường hợp trẻ đáp ứng, bệnh sẽ tự khỏi trong vài ngày và trẻ cảm thấy hơi mệt trong một thời gian ngắn. Ngược lại, nếu tình trạng này trở nên trầm trọng hơn như đi ngoài nặng, dai dẳng bạn cần đưa con đến cơ sở y tế để điều trị.

Xem thêm: 5 bệnh khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.