Táo bón là vấn đề thường gặp ở trẻ em, cứ 20 trẻ đến gặp bác sĩ thì khoảng 1 trẻ là do táo bón. Trẻ bị táo bón có thể có phân cứng, khô và khó đi ngoài gây đau đớn. Một số trẻ hay bị táo bón dẫn đến đi đại tiện không thường xuyên, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn chăm sóc trẻ bị táo bón đơn giản và hiệu quả hơn.

chăm sóc trẻ bị táo bón

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón

Trẻ đau vùng hậu môn

Những phân lớn, cứng do táo bón có thể gây tổn thương cho vùng da xung quanh trực tràng và hậu môn khi trẻ đi tiêu. Điều này khiến trẻ bị đau khi đi tiêu, những phần cứng cũng có thể làm rách da xung quanh trực tràng gây chảy máu.

Xuất hiện vệt phân són dính vào quần

Trong trường hợp trẻ cố đi ngoài mà không thể đưa hết phân ra ngoài. Lúc này, khi trẻ xì hơi có thể dẫn đến các vệt phân nhỏ dính vào quần.

Cách chăm sóc trẻ bị táo bón

Cải thiện bữa ăn của trẻ

Không có ”chế độ ăn kiêng táo bón” cụ thể nào được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị táo bón. Tuy nhiên, việc tăng cường uống nước và sử dụng chất xơ tự nhiên từ trái cây, rau củ là những lựa chọn lành mạnh cho quá trình chăm sóc trẻ bị táo bón.

Uống đủ nước

Đảm bảo trẻ uống đủ nước mỗi ngày là rất quan trọng đối với nhiều chức năng của cơ thể. Khi cơ thể không nhận đủ nước, điều này khiến ruột phải đẩy nước đến những cơ quan quan trọng khác trong cơ thể như tim, não. Đây có thể là nguyên nhân bắt đầu chu kỳ khiến phân trở nên cứng và khô hơn. Tuy nhiên, trường hợp trẻ táo bón nặng thì việc tăng cường nước cho trẻ mà không dùng thuốc không phải là cách chăm sóc trẻ bị táo bón hiệu quả.

Bổ sung chất xơ

Có nhiều chất xơ có nguồn gốc từ thực vật cũng như từ các loại thực phẩm bổ sung chất xơ. Chất xơ tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật được khuyên dùng thay vì thực phẩm bổ sung. Nhiều loại trái cây mà trẻ em ưa thích như kiwi có hàm lượng chất xơ cao. Dưới đây là một số mẹo ăn uống giúp trẻ bổ sung chất xơ hiệu quả:

Ăn 5! Một cách đơn giản để đảm bảo con bạn nhận đủ chất xơ là lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Nếu trẻ đang ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau quả mỗi ngày, cùng với các thực phẩm khác là nguồn cung cấp chất xơ tốt thì thực sự là đủ chất xơ cho trẻ. 

Thêm 5! Nếu bạn thấy tính tổng số gam chất xơ mà con bạn đang ăn là bổ ích, thì nên cộng thêm 5 vào độ tuổi của con. Ví dụ, trẻ 5 tuổi sẽ cần khoảng 10 g chất xơ mỗi ngày. Một số thực phẩm giàu chất xơ như đậu, rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ tốt. 

Thay đổi tư thế đi vệ sinh

Trẻ đôi khi có tư thế xấu khi đi vệ sinh như cúi người xuống, ngồi không thẳng, bắt chéo chân, đung đưa chân trong không khí. Một công cụ để cải thiện tư thế đi vệ sinh đơn giản phù hợp với chiều cao và lứa tuổi của trẻ là một chiếc bô. 

Tuy chỉ là một dụng cụ đơn giản, nhưng vật dụng này giúp cải thiện tư thế đi vệ sinh của trẻ. Bằng cách thúc đẩy sự thư giãn của cơ trực tràng và tạo tư thế thẳng góc hậu môn trực tràng giúp việc đại tiện dễ dàng hơn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy ngồi bô an toàn và hiệu quả để điều trị chứng táo bón ở trẻ.

Trên đây là một số phương pháp giúp bạn chăm sóc trẻ bị táo bón an toàn và hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, trẻ bị táo bón có thể phải trải qua nhiều xét nghiệm hơn để xác định nguyên nhân gây táo bón. Thử nghiệm táo bón ở trẻ sẽ được thực hiện bởi bác sĩ tiêu hóa nhi khoa bằng phương pháp đo áp lực hậu môn trực tràng. Trong trường hợp, trẻ táo bón lâu ngày không khỏi bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên môn để điều trị kịp thời tránh để quá lâu ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Xem thêm: Khi nào trẻ bị táo bón cần đi gặp bác sĩ.