Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh khiến trẻ bị tiêu chảy, nó cũng có thể gây nôn mửa và các triệu chứng khác trong một số trường hợp. Tình trạng nhiễm trùng này hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù bệnh nhiễm khuẩn thường nhẹ, nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây mất nước và khoáng chất cần thiết của cơ thể khiến sức khỏe của trẻ trở nên nguy hiểm hơn.
Nguyên nhân trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn đường ruột là do vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) và Salmonella. Trẻ có thể tiếp xúc với những vi khuẩn này thông qua người bị nhiễm trùng hoặc thực phẩm, nước bị ô nhiễm.
Triệu chứng
Triệu chứng chính khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột là tiêu chảy. Ngoài việc đi ngoài phân lỏng với tần suất thường xuyên, trẻ có thể gặp phải tình trạng sau:
- Đau bụng.
- Nôn mửa.
- Sốt.
Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị các triệu chứng khác như buồn nôn, đau nhức cơ thể và đau đầu.
Dấu hiệu ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột sẽ có các triệu chứng tương tự như trẻ lớn hơn, bao gồm phân lỏng, chảy nước. Trong khi trẻ bị bệnh, cha mẹ hoặc người chăm sóc nên đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đủ nước, bằng cách cho trẻ ăn thường xuyên sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột tại nhà
Hầu hết các trường hợp đều không cần điều trị y tế miễn trẻ vẫn được bổ sung đủ chất lỏng. Một trong những bước quan trọng nhất để chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột tại nhà là đảm bảo trẻ tiếp tục uống nước có chứa chất điện giải. Một số đồ uống có thể giúp trẻ khỏe hơn bao gồm:
- Nước canh.
- Nước lọc.
- Đồ uống bù điện giải.
Lưu ý, nước ép hoa quả hoặc nước uống có nhiều đường sẽ khiến tình trạng của trẻ trầm trọng hơn. Sau khi khỏi ốm, trẻ có thể chán ăn và sau đó sẽ tiếp tục chế độ ăn uống thông thường. Điều này thường không ảnh hưởng đến sự hồi phục của trẻ.
Điều trị trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột tại cơ sở y tế
Trong một số trường hợp như các triệu chứng tiêu chảy, mất nước kéo dài hơn một ngày, hoặc con gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây cần đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời phòng tránh các biến chứng nguy hiểm:
- Phân sẫm màu, có máu trong phân.
- Khát nước quá mức.
- Không đi tiểu nữa hoặc chỉ tiểu ra một lượng nhỏ.
- Chóng mặt.
- Nhịp tim nhanh, thở không đều, thở nhanh.
- Mắt trũng.
- Thiếu tỉnh táo.
Biến chứng nguy hiểm
Bất cứ khi nào trẻ bị tiêu chảy, nôn mửa hoặc kết hợp cả hai triệu chứng đều có nguy cơ mất nước. Tình trạng này có thể gây ra các biến chứng như tổn thương nội tạng, hôn mê và sốc. Trẻ cũng có thể phát triển các tình trạng về lâu dài sau khi bị nhiễm trùng, chẳng hạn như hội chứng kích thích sau nhiễm trùng hoặc mất cân bằng hệ vi sinh vật. Trong những trường hợp xấu hoặc không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong ở trẻ.
Biện pháp phòng tránh trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Bạn có thể thực hiện một số biện pháp giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ như sau:
- Đảm bảo thường xuyên khử trùng các bề mặt tiếp xúc với phân hoặc chất nôn mửa
- Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm khuẩn.
- Rửa tay sau khi đi vệ sinh.
- Thay tã, rửa sạch sẽ cho trẻ.
- Rửa tay sau khi chạm vào thực phẩm sống.
- Cho trẻ dưới 8 tháng tuổi tiêm vắc xin Rotavirus.
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột thường có triệu chứng tiêu chảy và các triệu chứng khác bao gồm buồn nôn và ói mửa. Bệnh thường sẽ tự khỏi mà không cần điều trị y tế, bạn nên bổ sung đủ nước và điện giải cho trẻ trong trường hợp trẻ nôn hoặc tiêu chảy nhiều. Mất nước cũng là nguy cơ hàng đầu dẫn đến các tình trạng nguy hiểm của căn bệnh này. Cha mẹ nên đảm bảo cung cấp đủ nước cho trẻ và liên hệ với bác sĩ nếu trẻ không uống nước hoặc có dấu hiệu mất nước.
Xem thêm: 9 cách cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ.