Nôn trớ là tình trạng hầu hết trẻ em đều gặp phải, tùy vào mức độ nôn của trẻ mà bạn nên lưu ý đưa trẻ đi khám kịp thời. Nếu con bạn bị nôn trong thời gian ngắn thì không đáng lo ngại, tuy nhiên nôn trớ ở trẻ có thể là dấu hiệu nguy hiểm của một số bệnh tiềm ẩn và cần được theo dõi lâu dài. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ.

trẻ sơ sinh bị nôn trớ

1 – Trẻ bị nôn trớ do viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột là tình trạng nhiễm trùng trong hệ tiêu hóa. Điều này thường là do virus hoặc vi khuẩn gây ra các biểu hiện như nôn mửa, tiêu chảy, sốt và đau bụng.  Viêm dạ dày do vi khuẩn rất dễ lây lan giữa mọi người, đặc biệt là trẻ em (ví dụ vi khuẩn HP).

Trẻ em rất dễ bị mất nước do viêm dạ dày ruột, nếu con bạn dưới 6 tháng tuổi và bị viêm dạ dày ruột, rất có thể trẻ đang bị nhiễm Rotavirus. Trẻ cần được đi tiêm chủng ngăn ngừa loại virus này.

2 – Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là do vi khuẩn phát triển trong thực phẩm được chế biến hoặc bảo quản kém. Các triệu chứng tương tự như triệu chứng do viêm dạ dày ruột gây ra, nhưng thường nặng hơn. Đặc biệt đối với trẻ em rất dễ bị mất nước do nôn và tiêu chảy, vậy nên đối tượng này cần được quan tâm đặc biệt.

3 – Ngộ độc

Ngộ độc thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, chúng thường cho đồ vật vào miệng. Nhiều đồ gia dụng có độc, đặc biệt là đồ chơi của trẻ do vật liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các triệu chứng ngộ độc bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Buồn ngủ.
  • Co giật.
  • Khó thở.

Trong trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4 – Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nôn mửa có thể là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em, thường phổ biến ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng của nhiễm trùng ở trẻ em thường mơ hồ nhưng cũng có thể bao gồm:

  • Sốt.
  • Mệt mỏi.
  • Đau nhức khi đi tiểu.
  • Ít nước tiểu và nước tiểu có mùi hơn bình thường.

5 – Trẻ bị nhiễm Covid -19

Các triệu chứng của Covid – 19 ở trẻ em bao gồm:

  • Ho.
  • Sốt.
  • Sổ mũi.
  • Khó thở.
  • Tiêu chảy.
  • Buồn nôn và nôn

6 – Chứng say tàu xe

Chứng say tàu xe phổ biến hơn ở trẻ lớn hơn. Khi trẻ đi các phương tiện như ô tô, tàu hỏa, du lịch hàng không, đường thủy có thể khiến trẻ bị say. Ngoài ra, khi trẻ tham gia một số trò chơi như: đu quay hay trò chơi cảm giác mạnh cũng sẽ dễ bị chóng mặt và nôn trớ.

7 – Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là tình trạng cấp cứu khẩn cấp, tình trạng này gây đau quanh rốn sau đó di chuyển xuống phía dưới bên phải của bụng và trở nên đau hơn. Một số triệu chứng trẻ bị viêm ruột thừa như:

  • Đau bụng dữ dội.
  • Chán ăn.
  • Nôn mửa và cảm thấy khó chịu.
  • Trẻ cảm thấy đau khi di chuyển.

8 – Viêm màng não

Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng và sưng màng bao phủ não và tủy sống. Tình trạng này gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Đây là tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và có thể nhanh chóng gây tử vong, các triệu chứng của viêm màng não như:

  • Nôn mửa.
  • Sốt.
  • Nhức đầu.
  • Cứng cổ.
  • Sợ ánh sáng.
  • Trẻ cáu kỉnh.
  • Khóc the thé.

Đây là tình trạng khẩn cấp và hay bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác, vậy nên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến tình trạng của trẻ để đưa trẻ đi thăm khám và điều trị kịp thời.

9 – Nhiễm toan đái tháo đường

Nhiễm toan đái tháo đường đôi khi là dấu hiệu đầu tiên cho thấy trẻ mắc bệnh tiểu đường. Nó thường xảy ra khi cơ thể không có đủ insulin để sử dụng glucose tạo năng lượng. Thay vào đó, cơ thể phân hủy chất béo và tạo ceton như một sản phẩm phụ, lúc này ceton làm cho máu  nhiễm toan. Các triệu chứng của nhiễm toan đái tháo đường bao gồm:

  • Mất nước.
  • Nôn mửa.
  • Thở nhanh.
  • Mệt mỏi.
  • Lú lẫn.

Tình trạng này khá nguy hiểm, vậy nên nếu thấy con có các biểu hiện như khát nước bất thường và đi tiểu thường xuyên hơn, cha mẹ nên đưa con đi khám và tầm soát bệnh tiểu đường.

10 – Dị ứng thực phẩm

Trẻ bị dị ứng thực phẩm dễ dàng được phát hiện trong những năm đầu đời. Ví dụ như trẻ bị dị ứng hoặc đau bụng khi uống sữa bò. Một số trường hợp hiếm gặp có thể bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng như:

  • Khó thở.
  • Sưng họng.
  • Thở khò khè.
  • Nôn mửa.

Nếu trẻ có các phản ứng trên, cha mẹ nên dừng sử dụng những sản phẩm này cho con, đồng thời đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám phòng trường hợp dị ứng quá mức gây nguy hiểm đến tính mạng.

11 – Các tình trạng bệnh lý cấp tính khác

Một số tình trạng bệnh lý cấp tính khác khiến trẻ bị nôn trớ như:

  • Lồng ruột.
  • Tắc ruột.
  • Hẹp môn vị.
  • Tăng áp lực nội sọ.

trẻ bị nôn nhiều

Trên đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ, cha mẹ cần lưu ý đến tình trạng của con, vì đây có thể là triệu chứng của một bệnh tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe  trẻ. Sau khi tình trạng nôn trớ của trẻ ổn định, bạn nên bổ sung thực phẩm dễ tiêu hóa cho trẻ, đồng thời sử dụng các sản phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa cho trẻ như Siro ăn ngon, giúp trẻ ăn ngon miệng hỗ trợ tăng sức đề kháng.